SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nợ xấu phình to, loạt ngân hàng 'mạnh tay' trích lập dự phòng rủi ro

14:13, 29/06/2020
(SHTT) - Quý 1/2020, MBBank, KienLongBank là một trong 2 nhà băng mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất hệ thống ngân hàng khiến lợi nhuận tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của NHNN, đến nay, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống.

Trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu (nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ) sẽ ở mức 2,9-3,2% đến cuối quý II và từ 2,6-3% đến cuối năm 2020. Dựa vào báo cáo tài chính quý I/2020, lợi nhuận ở nhiều ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước, nợ xấu tăng vọt. Vì vậy, ngân hàng buộc phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Việc này khiến lợi nhuận ngân hàng bị "ăn mòn". Tại ngân hàng lớn, điển hình như "ông lớn" BIDV từ mấy năm gần đây vẫn giữ vị trí quán quân trích lập dự phòng. Trong quý 1/2020, trích lập dự phòng tại nhà băng này tăng 16%, lên mức 6.041 tỷ đồng để tất toán trước hạn toàn bộ trái phiếu VAMC khiến lãi trước thuế chỉ đạt hơn 1.814 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

BIDV

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại BIDV. 

Một "ông lớn" khác cũng có mức trích lập nghìn tỷ trong quý 1/2020 là Vietcombank. Cụ thể, cuối quý 1/2020, tổng nợ xấu tăng 7% so với đầu năm, chiếm hơn 6.191 tỷ đồng, chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 32%, chiếm gần 904 tỷ đồng và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 43%, chiếm hơn 837 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 0,79% lên mức 0,82%. Vietcombank đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro lên 43%, ở mức hơn 2.152 tỷ đồng, khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm tới 11% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ còn 5.223 tỷ đồng. Đây là mức lãi thấp nhất mà Ngân hàng đạt được kể từ quý 4/2018.

NGAN HANG

 

NGAN HANG 1

 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại Vietcombank.

Đáng chú ý, quý 1/2020, MBBank là một trong những nhà băng mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất hệ thống ngân hàng khiến lợi nhuận tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2020, nợ xấu nội bảng tăng 38% so với đầu năm, lên mức 4.004 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,16% lên 1,61%. MBBank đã mạnh tay trích lập dự phòng tăng 117%, lên gần 2.093 tỷ đồng. Theo đó, dự phòng rủi ro đã "ăn mòn" tới 49% lợi nhuận của MBBank, trong khi cùng kỳ chỉ là 28%.

MBBANK

 

MB BANK 1

 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại MBBank.

Tại ngân hàng nhỏ, điển hình như Bac A Bank, kết thúc quý I/2020, tổng nợ xấu tăng 16% so với đầu năm, lên mức gần 580 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 85%, chiếm gần 33 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 27%, chiếm hơn 276 tỷ đồng. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của Bac A Bank tăng từ 0,69% lên mức 0,79%. Đáng chú ý, dù tín dụng tăng chậm, song ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng tới 44 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái không trích lập dự phòng. Do đó, lợi nhuận trước thuế chỉ ở mức 57 tỷ đồng, giảm gần 23% so với cùng kỳ năm 2019.

NH

 

NH 1

 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại BacABank.

Tại Sacombank, tính đến hết tháng 5/2020, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 1.303 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 477.302 tỷ đồng, tổng huy động đạt 434.709 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 310.745 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2% ( tăng so với mức 1,94% đầu năm nay). Vì thế, 5 tháng đầu năm 2020, Sacombank đã trích lập dự phòng rủi ro khoảng 1.500-1.700 tỷ đồng. Quỹ dự phòng rủi ro của Sacombank đến thời điểm này đã lên đến 4.000-5.000 tỷ đồng. Nổi bật nhất phải kể tới KienLongBank. Cuối quý 1/2020, nợ nhóm 5 tăng vọt 1.888 tỷ đồng, tương đương tăng 790%. Nợ xấu nội bảng tăng 1.898 tỷ đồng, tương đương tăng 555%. Tỷ lệ nợ xấu tại KienLongBank tăng mạnh từ 1,02% lên đến 6,62%.  Do đó, Kienlongbank đột ngột tăng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 37 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm gần 69 tỷ đồng. Đó là nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế và sau thuế cùng giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 57 tỷ đồng và 46 tỷ đồng.

NH 2

 

NH 3

 Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 tại KienLongBank.

Như vậy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn là nguyên nhân khiến lợi nhuận của các ngân hàng này giảm. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng để chuẩn bị cho việc nợ xấu có thể tăng mạnh trong các quý tới.

Hà Phương

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết giá cà phê lên cao và nhanh khiến họ không trở tay kịp.
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Mỗi ngày, Fisker chứng kiến 70 – 80 lần hủy đơn đặt mua xe, công ty ô tô điện này đang cố gắng tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung và đối mặt với nguy cơ phá sản.
Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Tại khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An), Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD.
Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Theo nghiên cứu của IDC, với việc khảo sát hơn 2.100 doanh nghiệp với tổng số hơn 13 triệu nhân viên tại 16 quốc gia trên toàn cầu cho thấy: mỗi đô la đầu tư vào AI, các công ty sẽ thu về lợi nhuận trung bình là 3,5 đô la đến 8 đô la.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.