SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 01/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Những vụ tranh chấp bản quyền công nghệ ầm ĩ nhất đầu năm 2020

07:53, 09/02/2020
(SHTT) - Ngay đầu năm 2020, giới công nghệ đã chứng kiến nhiều vụ tranh chấp bản quyền như Huawei kiện công ty Mỹ, Apple và Broadcom bị phạt hơn 1 tỷ USD, Google bị kiện vì liên quan đến bản quyền loa thông minh...

 Vi phạm bản quyền, Apple và Broadcom bị phạt hơn 1 tỷ USD

Ngày 30/1, một bồi thẩm đoàn ở thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ, đã yêu cầu các tập đoàn công nghệ Apple và Broadcom trả 1,1 tỷ USD cho một trường đại học ở bang này do vi phạm bản quyền công nghệ.

Tin cho biết, Apple bị yêu cầu trả 837 triệu USD và Broadcom phải trả 270 triệu USD cho Viện Công nghệ California (Caltech). Đây được xem là một trong những quyết định án phạt lớn nhất trong lịch sử Mỹ mà một bồi thẩm đoàn đưa ra liên quan tới vi phạm bằng sáng chế.

tranh chap ban quyen

 

Trước đó, năm 2016, Caltech đã đệ đơn kiện hai công ty Apple và Broadcom, với các sản phẩm của Apple, trong đó có iPhone, iPad và Apple Watch, đã sử dụng linh kiện của Broadcom vốn vi phạm các bằng sáng chế của trường này.

Cả Apple và Broadcom đều khẳng định họ sẽ kháng cáo.

Google bị kiện vì liên quan đến bản quyền loa thông minh

Sonos là công ty chuyên về điện tử tiêu dùng Mỹ, được biết đến rộng rãi nhờ sản phẩm loa thông minh được sản xuất và phát triển bởi công ty. Trong đơn khiếu nại, Sonos nói rằng Google đã đánh cắp bản quyền loa thông minh có thể kết nối internet và điều khiển qua ứng dụng do công ty phát triển.

google

 

Không những thế, Google còn giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với Sonos nhằm thống lĩnh thị trường.Sonos đã nộp đơn lên tòa án quận trung tâm California, Mỹ và Ủy ban thương mại quốc tế. "Hành động của Google đã gây ra thiệt hại đáng kể cho Sonos", công ty viết trong đơn kiện.

Sonos yêu cầu tòa án hạn chế Google bán loa thông minh mà công ty này nói đang vi phạm bằng sáng chế của mình, bao gồm một số sản phẩm trong dòng Google Home và Google Nest. Sonos cũng yêu cầu bồi thường nhưng chưa nêu mức cụ thể.

Huawei kiện công ty Mỹ đòi tiền bản quyền công nghệ

Ngày 6/2, Huawei đệ đơn kiện nhà mạng viễn thông Verizon, đòi công ty của Mỹ này bồi thường cho những gì mà công ty Trung Quốc nói là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Huawei cáo buộc rằng Verizon đang sử dụng các bằng sáng chế của công ty đang được bảo hộ trên lãnh thổ Mỹ, trong đó có công nghệ mà Verizon dùng trong ứng dụng của mình như Smart Family, cho phép cha mẹ định vị và quản lý thiết bị của con cái họ và One Talk cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với một số thuê bao sử dụng cho nhiều thiết bị, có thể đổ chuông khi có cuộc gọi đến.

huawei

 

“Các sản phẩm và dịch vụ của Verizon đã được hưởng lợi từ công nghệ được cấp bằng mà Huawei đã sáng chế qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đàm phán thành công các thỏa thuận bản quyền với nhiều công ty”, Giám đốc pháp lý của Huawei, ông Song Liuping phát biểu trong một tuyên bố. “Thật không may khi không thể đạt được thỏa thuận với Verizon, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài tìm kiếm cách giải quyết bằng pháp lý”, ông Song nói tiếp.

Vân Trà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Tại Việt Nam, xâm phạm bản quyền điện ảnh trên không gian mạng đang trở thành vấn nạn, không chỉ ảnh hưởng tới doanh thu của điện ảnh nội địa mà còn làm hẹp lại cánh cửa hợp tác với quốc tế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Sáng 22/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII, tại TP Đà Lạt đã diễn ra Hội thảo Bảo hộ bản quyền trong phát triển công nghiệp điện ảnh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hiện nay, môi trường số đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực điện ảnh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, Hội Xuất bản Việt Nam và Tiktok đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm quảng bá văn hóa đọc tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các hoạt động nhằm ngăn chặn nạn mua bán sách giả, sách lậu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo chủ sở hữu bộ nhân vật Wolfoo, “cha đẻ” Peppa Pig là eOne (hay còn gọi là EO) đã đánh bản quyền những sản phẩm mang thương hiệu Wolfoo không nằm trong phạm vi tranh chấp bản quyền trong vụ eOne kiện Sconnect tại Tòa án cấp cao Vương quốc Anh.