SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những vụ tranh chấp bản quyền ảnh gây nhiều tranh cãi

07:18, 31/07/2018
(SHTT) - Trên thế giới đã xảy ra không ít những vụ tranh chấp bản quyền ảnh đình đám như Daily Mail phải bồi thường vì dùng ảnh không phép, Tranh cãi bản quyền trên Instagram, tấm hình tự sướng của con vượn đen...

Tấm hình tự sướng của con vượn đen

Bức ảnh gây tranh cái là tấm hình “tự sướng” của một con vượn đen tại Indonesia chụp bằng máy ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh, David Slater, vào năm 2011.

Trong khi Salter đang tác nghiệp thì máy ảnh của anh bị một con vượn lấy mất và nó đã chụp hàng trăm bức hình trong đó có những bức ảnh không thành hình nhưng có những tấm ảnh tự sướng cực kỳ có hồn. Những tấm ảnh sau đó đã được lan truyền rộng rãi nhờ vào sự phát triển của các mạng xã hội.

ban-quyen-anh-3-0646

 

Việc tấm các hình ảnh của con vượn đen láu cá được mọi người chia sẻ mạnh mẽ không hề khiến nhiếp ảnh gia phiền lòng cho tới khi công ty Wikimedia cho hình ảnh con vượn người tự sướng vào danh mục những hình ảnh và video miễn phí bản quyền trên trang Wikipedia của hãng này.

Dòng mô tả về bức ảnh: “Bức ảnh này thuộc sở hữu chung bởi vì nó là tác phẩm của một loài sinh vật không phải là con người. Do ảnh không phải do con người chụp nên nó cũng không bị ràng buộc bởi các luật bản quyền” chính là mồi lửa châm lên cuộc chiến bản quyền giữa Salter và Wikimedia.

Trong những vụ tranh tụng trước đây, có đôi lần bức ảnh đã được gỡ khỏi Wikimedia nhưng sau đó nó lại được đăng lên với nội dung tương tự.

Trong phiên kháng cáo lần thứ 9 của nhiếp ảnh gia David Slater vào 23/4 vừa qua, các vị thẩm phán đã xử thắng kiện cho nhiếp ảnh gia người Anh vì luật bản quyền của Mỹ không cấp bản quyền cho các bức ảnh hay các sản phẩm nghệ thuật, trí tuệ khác. Chỉ con người mới có thể tuyên bố bản quyền.

Daily Mail phải bồi thường vì dùng ảnh không phép

Năm 2012, blogger Joshua Dunlop đăng tải một mẹo chụp ảnh trên blog cá nhân. Rất nhiều trang lớn như PetaPixel, Gizmodo, HardOCP… đã dẫn lại bài viết đó, sử dụng hình ảnh, trích dẫn các câu chữ của anh và đặt link bài viết gốc ở cuối bài. Joshua cho rằng đây là điều “hoàn toàn chấp nhận được, dù họ không xin phép sử dụng, nhưng đã ghi nguồn, đồng thời tăng traffic cho trang web của tác giả, do đó không vấn đề gì”.

Thế nhưng, Daily Mail của Anh đã sao chép bài viết, tự ý chỉnh sửa hình ảnh cũng như không hề dẫn link hay ghi tên tác giả, và điều này khiến doanh thu từ blog của anh này giảm sút nghiêm trọng.

ban-quyen-anh-1-0640

 

Ngay sau đó, Joshua cố gắng liên lạc với tác giả và trang Daily Mail thông qua Twitter cũng như email, nhưng không có phản hồi. Anh tiếp tục đăng một dòng yêu cầu gặp mặt lên Twitter cá nhân. 24 giờ sau đó, Daily Mailâm thầm đính link bài viết gốc lên trang.

Không thỏa mãn với cách giải quyết trên, Joshua trực tiếp gọi điện thoại đến tòa soạn Daily Mail để đòi công bằng. Người đại diện của tờ báo đưa ra đề nghị trả đủ phí theo mức nhuận bút chuẩn, và nếu Joshua yêu cầu được đề tên, họ sẽ liên hệ tác giả bài viết.

Joshua sau đó đồng ý với mức nhuận bút tiêu chuẩn, dù anh cho rằng “lẽ ra anh đáng nhận được nhiều hơn, cũng như tiền bồi thường vì sử dụng hình ảnh không phép”. Joshua không tiếp tục vụ kiện, vì anh “đang rất bận” cũng như cho rằng vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng.

Trên bài viết của mình tại PetaPixel, Joshua cho rằng mọi vấn đề bản quyền cần được thực hiện nghiêm túc, không được để các trang báo lớn trộm bản quyền và trốn thoát.  Đổi lại, người đi đòi quyền lợi cũng cần ứng xử chuyên nghiệp, làm rõ vấn đề một cách bình tĩnh, chậm rãi.

Tạp chí "người lớn" bị Instagram vạch mặt ăn cắp bản quyền

Tạp chí thời trang tên tuổi Vogue Tây Ban Nha đã bị nhiều nhiếp ảnh gia "vạch mặt" vì sử dụng các tác phẩm của họ đưa lên Instagram mà không xin phép. Vụ việc này đã đặt ra bài học lớn đối với nhiều người trong việc sử dụng các nội dung trên Internet.

Nổi tiếng nhất là vụ việc xảy ra giữa nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng Sion Fullana và nhóm biên tập của một trong những tạp chí thời trang danh tiếng nhất thế giới - Tạp chí Vogue Tây Ban Nha. Điều thú vị là vụ việc này bị phơi bày trước công chúng thông qua Instagram - ứng dụng chia sẻ hình ảnh trên mobile mới được mạng xã hội Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD - tâm điểm của giới công nghệ - truyền thông toàn cầu thời gian qua.

ban-quyen-anh-0638

 

Nhiếp ảnh gia Fullana đã chia sẻ trên tài khoản Twitter của mình những bức ảnh chụp màn hình cáo buộc ấn phẩm thời trang Vogue Tây Ban Nha đã đánh cắp hai bức ảnh của anh và coi chúng là sản phẩm thuộc quyền sở hữu của họ khi đưa lên Instagram. Anh cho biết thêm rằng một bức ảnh trong số đó được anh chụp ở New York, nhưng đã được tạp chí này chuyển nơi chụp thành Paris.

Sau lời tố cáo trên, Vogue Spain đã lên tiếng trên trang Twitter chính thức.

“Vogue Spain bày tỏ sự không hài lòng về việc sử dụng hình ảnh không phù hợp trên Instagram. Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi đến Fullana và cộng đồng photographer về điều đã xảy ra. Đồng thời, Vogue Spain sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự bất tiện này, cũng như cam kết không lặp lại sự việc tương tự.”

Vogue Spain sau đó cũng đồng ý bồi thường giá trị các bức ảnh cho Fullana.

Tranh cãi bản quyền trên Instagram

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Richard Prince , 65 tuổi, nổi tiếng nhưng cũng lắm tai tiếng (luôn bị chỉ trích về bản quyền), tiếp tục trở thành chủ đề chỉ trích dữ dội khi tổ chức triển lãm và bán ảnh lấy từ tài khoản Instagram của người khác mà không xin phép họ.

ban-quyen-anh-2-0643

 

Triển lãm này tập hợp 38 bức ảnh chụp màn hình những hình ảnh đăng tải trên tài khoản Instagram của người mẫu danh tiếng, nghệ sĩ, người của công chúng và ảnh thiếu đứng đắn của những người không rõ lai lịch. Không chỉ thế, Richard Prince còn rao bán mỗi bức ảnh này trong triển lãm tại hội chợ nghệ thuật Frieze New York – Mỹ, sẽ có giá 90.000 USD.

Loạt ảnh này đã từng trưng bày lần đầu ở Gallery Gagosian, trụ sở ở Los Angeles trong năm 2014 và cũng gây tranh cãi không ít. Bởi hình ảnh toàn bộ của người khác, Richard Prince chỉ chụp màn hình lại và thêm chú thích của mình rồi làm thành của riêng và mang đi bán lấy tiền. Vì thế, nghệ sĩ này bị chỉ trích là “kẻ ăn cắp”, “chiếm đoạt” bất hợp pháp hình ảnh của người khác.

Tòa án đã xử cho Salter thắng kiện và được hưởng phí bản quyền.

Thanh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.