SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Những vụ thu hồi thực phẩm lớn nhất thời gian gần đây

12:03, 05/08/2018
(SHTT) - 4,3 triệu quả trứng gà bị thu hồi vì tồn dư kháng sinh, thu hồi ngũ cốc Honey Smacks do nhiễm khuẩn salmonella, siêu thị đồng loạt thu hồi nhiều loại rau quả đông lạnh nghi nhiễm khuẩn... chính là những ồn ào về chất lượng thực phẩm gây xôn xao nhất thời gian.

4,3 triệu quả trứng gà bị thu hồi vì tồn dư kháng sinh

Cơ quan thú y Ba Lan ngày 15/6 đã thu hồi khoảng 4,3 triệu quả trứng gà chứa dư lượng kháng sinh. Theo thông tin từ các nhà chức trách, số trứng bị thu hồi trên thị trường nội địa này để điều tra. Thông báo của Cục kiểm dịch cho biết: “Việc thu hồi này là do có lượng tồn dư kháng sinh lasalocid vượt quá mức tối đa được cho phép”.

thu hoi trung

 

Theo hãng thông tấn Ba Lan PAP, người đứng đầu cơ quan trên, ông Pawel Niemczuk nhấn mạnh kháng sinh lasalocid đã được cho "nhầm" vào thức ăn dành cho các đàn gà đẻ tại một nông trại gần thành phố Poznan, miền Tây nước này.

Cụ thể, phần thức ăn cho gà nuôi để vỗ béo (được phép sử dụng kháng sinh) đã được chuyển nhầm cho đàn gà đẻ.

Vụ bê bối trứng bẩn năm 2017

Hàng triệu quả trứng gà nhiễm chất Fipronil đã bị thu hồi để đem đi tiêu hủy trên khắp các siêu thị tại châu Âu. Hàng trăm trang trại gia cầm tại Hà Lan cũng phải đóng cửa sau khi bê bối trứng bẩn nổ ra vào 18/07/2017.

Tuy nhiên, theo các báo cáo điều tra gần đây, đã có những dấu hiệu của sự nhiễm bẩn Fipronil từ đầu tháng 11/2016 nhưng cơ quan an toàn thực phẩm Hà Lan (NVWA) đã không nắm bắt và giải quyết vấn đề ngay lập tức. Phải tới tận 18/7/2017, vấn đề mới được công khai và các cơ quan chức năng mới tiến hành đóng cửa 258 trang trại sản xuất trứng có liên quan.

"Các trang trại sản xuất trứng, NVWA, Bộ nông nghiệp và Bộ y tế cộng đồng đều chưa đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên vị trí ưu tiên đáng có của nó", trích báo cáo được công bố vào ngày 25/06/2018.

Bởi sau đó hàng triệu trứng nhiễm độc đã được vận chuyển qua biên giới Hà Lan và bày bán tại các cửa hàng, siêu thị trên khắp châu Âu. Vụ bê bối thậm chí đã gây ảnh hưởng tới cả Hồng Kông.

trung ban

 

Fipronil là một loại thuốc trừ sâu phổ rộng thuộc dòng hóa chất phenylpyrazole có tác dụng làm gián đoạn hệ thống thần kinh trung tâm của côn trùng. Thuốc này thường được dùng trong các sản phẩm thú y trị bọ chét, ve, … . Sản phẩm này cũng đã bị cám sử dụng cho các loại động vật lấy thịt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người.

Ban đầu, loại hóa chất này được các trang trại gia cầm tại Hà Lan sử dụng để tiêu diệt bọ đỏ (con mò) ký sinh trên gà tại trang trại. Nhưng sau đó lại vô tình khiến cho các sản phẩm trứng và thịt gà tại các địa điểm này bị nhiễm Fipronil và gây ra bê bối nghiêm trọng khiến ngành công nghiệp thực phẩm và chính phủ nước này điêu đứng.

Thu hồi ngũ cốc Honey Smacks do nhiễm khuẩn salmonella

Kellogg vốn là cái tên quen thuộc với các sản phẩm được giới thiệu là những bữa ăn nhẹ tiện lợi, cung cấp dinh dưỡng cho khách hàng. Kellogg có nhà máy sản xuất ở 18 quốc gia và sản phẩm được tiêu thụ ở trên 180 quốc gia với các nhãn hàng quen thuộc với người tiêu dùng như Corn Flakes, Keebler, Eggo, Cheez-It…Năm 2012, công ty này còn được chọn là công ty sản xuất bánh snack lớn thứ hai trên thế giới, sau PepsiCo. Tuy nhiên mới đây, Kellogg lại vướng vào vụ lùm xùm không đáng có.

Cụ thể, ngũ cốc Honey Smacks của của Kellogg đã gây ra một đợt bùng phát dịch salmonella. Sản phẩm này đã gây ra 100 ca bệnh nhiễm Salmonella ở 33 tiểu bang. Đã có 30 đợt nhập viện, tuy nhiên không có ca tử vong. Theo CDC, những người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella phát triển tiêu chảy, sốt và đau bụng sau 12-72 giờ sau khi bị nhiễm trùng. Bệnh thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

thu hoi ngu coc

 

Chính vì vậy hơn 1.3 triệu hộp ngũ cốc Honey Smacks nhiễm khuẩn salmonella đã bị thu hồi. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ngũ cốc Honey Smacks của Kellogg vẫn đang được bán tại các cửa hàng Mỹ.

Các sản phẩm bị ảnh hưởng có hạn sử dụng từ ngày 14 tháng 6 năm 2018 đến ngày 14 tháng 6 năm 2019, loại có trọng lượng 15,3 oz và 23 oz. Mã sản phẩm in dưới đáy hộp là UPC Code – 038000391033.

Thu hồi phô mai Taco Bell do nguy cơ gây ngộ độc, đe dọa tính mạng người dùng

Hãng thực phẩm Kraft Heinz Co (KHC.O) cho biết vừa thu hồi khoảng 7.000 sản phẩm phô mai nhãn hiệu Taco Bell Cheese Dip khi sản phẩm có dấu hiệu của vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc.

Đây là loại sản phẩm Taco Bell Salsa Con Queso Dip 425 gram, được sản xuất trong các lô hàng khác nhau, có hạn sử dụng từ ngày 31/10/2018 đến ngày 23/01/ 2019.

thu hoi

 

Được biết, ngộ độc botulism là một loại bệnh hiếm gặp, do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra.  Trong những điều kiện nhất định, bào tử của vi khuẩn có thể tạo ra một chất độc thần kinh tấn công các dây thần kinh của cơ thể. Các triệu chứng thường phát sinh từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm chất độc. Nó thường bắt đầu với sự suy giảm của các cơ kiểm soát bộ phận trên khuôn mặt, bao gồm mắt và miệng, và cổ họng, có thể lan đến cổ, cánh tay, thân và chân, theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở và có thể khiến người dùng tử vong.

Kraft Heinz cho biết tới nay chưa có bất kỳ khiếu nại của người tiêu dùng hoặc báo cáo bệnh về vấn đề này.

Các bác sĩ khuyên người tiêu dùng nên chọn những lon còn liền nắp, không bị móp méo, không rỉ sét và nhất là nắp lon không được phình lên trên vì đây có thể là dấu hiệu sản phẩm đã bị nhiễm một loại vi khuẩn rất độc hại.

Siêu thị đồng loạt thu hồi nhiều loại rau quả đông lạnh nghi nhiễm khuẩn

Ba hệ thống siêu thị lớn tại Australia là Woolworth, Aldi và IGL đang thu hồi 9 sản phẩm rau củ đông lạnh thuộc 4 nhãn hàng sau khi các nước Châu Âu thông báo có người thiệt mạng do dùng các sản phẩm này.

Những sản phẩm bị thu hồi là những túi rau quả đông lạnh hỗn hợp gồm cà rốt, ngô ngọt, cải xanh, súp lơ và đậu, được sản xuất tại Australia với các nhãn hiệu như “Essentials snap frozen mixed veg”, “ Bell Farms Steam Veggie Carrot Corn and Broccoli”, “Black & Gold Corn Kernels”, “Market Fare Corn Kernels”, “Market Fare Quick Steam Carrot Broccoli and Cauliflower”…

thu hoi rau cu

 

Theo quyền Giám đốc điều hành FSANZ Peter May, phụ nữ mang thai, những người có hệ thống miễn dịch yếu (chẳng hạn như bệnh nhân ung thư) và người cao tuổi được khuyến cáo đặc biệt không dùng những sản phẩm này. Vi khuẩn listeria trong các sản phẩm này đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh.

“Các sản phẩm bị ảnh hưởng có chứa một chủng listeria nguy hiểm và đang bị thu hồi như là một biện pháp phòng ngừa, nhằm bảo đảm sự an toàn của người tiêu thụ, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương,” ông May nói.

Mặc dù khi được nấu chín đúng cách, các rau quả đông lạnh này vẫn ăn được an toàn, nhưng nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín, chúng có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng về listeria.

Thanh Hải

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 1516/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt Innisfree Bija Trouble Facial Foam. Nguyên nhân thu hồi do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tại khu vực Khu phố 6, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải đầu kéo BKS 89H-006.45 và sơ mi rơ mooc 89R- 014.95 có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Media 2 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất và xử phạt 12 triệu đồng đối với hai cửa hàng tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.