SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những vụ phanh phui hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt gây chấn động dư luận

09:42, 26/06/2019
(SHTT) - Thời gian vừa qua, hàng loạt thương hiệu Việt đã bị tố nhập hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn Việt. Điều này như một hồi chuông cảnh tỉnh, khiến người tiêu dùng có lý do để lo ngại về thương hiệu hàng Việt khi bị các đối tượng làm ăn bất chính lợi dụng.

Nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt của Asanzo

Mới đây, báo chí trong nước cho công bố loạt bài Điều tra: Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt. Loạt bài này gây chấn động trong dư luận vì theo quảng cáo của Asanzo thì công ty này sử dụng "đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" để sản xuất hàng điện tử gia dụng và sản phẩm của Asanzo được chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn".

Theo phóng sự của báo Tuổi Trẻ thì vào cuối năm 2018, hải quan từng phát hiện một doanh nghiệp nhập lò nướng thủy tinh nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc khai báo gian dối. Từ thông tin này, sự thật dần hé lộ, không chỉ nhập hàng nguyên chiếc khai báo linh kiện, nay Asanzo còn gỡ tem "made in China" rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" lên sản phẩm bán ra thị trường.

asanzo

 

Khi sự việc được phanh phui dần, CEO Asanzo Phạm Văn Tam mới lên tiếng thừa nhận 70-80% phần cứng của sản phẩm tivi là nhập từ nước ngoài như: Đài Loan, Trung Quốc. Thậm chí ông Tam cũng thừa nhận sản phẩm Asanzo chỉ là hàng lắp ráp.

Shark Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.

Vụ việc hiện đang được các Bộ ngành vào cuộc điều tra làm rõ.

Sunhouse vướng nghi vấn nồi cơm điện hàng Việt Nam ghi xuất xứ Trung Quốc

Mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện hình ảnh về sản phẩm nồi cơm điện SHD8602 của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse có tem hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng ở dưới kệ bán hàng lại ghi xuất xứ Trung Quốc.

Liên quan đến thông tin này, tối 24/6, trên Website chính thức của Công ty CP Tập đoàn Sunhouse đã có thông báo đến người tiêu dùng và báo chí. 

hang trung quoc

 

Theo lý giải của Tập đoàn Sunhouse, sản phẩm nồi cơm điện Sunhouse được sản xuất trên dây chuyền của Công ty TNHH Sản xuất Đồ gia dụng Sunhouse (công ty con) nhưng kệ hàng lại ghi xuất xứ Trung Quốc là do siêu thị ghi nhầm...

Cụ thể, Tập đoàn Sunhouse cho biết, hình ảnh sản phẩm được đặt tại bảng giá của siêu thị Co.op Mart ghi xuất xứ Trung Quốc dẫn đến hiểu lầm sản phẩm SHD8602 nhập khẩu Trung quốc. Trong khi đó sản phẩm này được sản xuất tại nhà máy Sunhouse Việt Nam.

Bên cạnh đó, hình ảnh sản phẩm được đặt tại mã tem phụ của sản phẩm khác dẫn đến người tiêu dùng hiểu lầm về xuất xứ của sản phẩm nồi cơm điện SHD8602 là Trung Quốc.

Theo lý giải của Tập đoàn Sunhouse, nồi cơm điện SHD8602 là một sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền của Công ty TNHH Sản xuất Đồ gia dụng Sunhouse - sở hữu 100% vốn bởi Tập đoàn Sunhouse. Sản phẩm này cũng được Quatest 1 - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 1 trực thuộc Bộ khoa học công nghệ đánh giá chứng nhận theo Phương thức 5, quy định tại Phụ lục 2 thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Nhìn lại vụ Khaisilk bán hàng Trung Quốc gắn mác "made in Vietnam"

Vụ việc đã gây chấn động dư luận vào cuối năm 2017. Sau phản ánh của người tiêu dùng việc Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác "made in Vietnam", lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã vào cuộc kiểm tra đồng loạt các cửa hàng của Khaisilk trên toàn quốc và phát hiện nhiều sai phạm.

khaisilk

 

Báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương cũng phát hiện khăn lụa Khaisilk không có thành phần silk như công bố. Còn thống kê của hải quan, 3 năm (2006 - 2009) Khải Đức - công ty quản lý thương hiệu Khaisilk nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Trước sự việc trên, ông Hoàng Khải - Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk sau đó đã thừa nhận với truyền thông "bán 50% lụa 'made in China' trong hệ thống của mình" và gửi lời xin lỗi tới người tiêu dùng.

Từ 2009 đến ngày 15/10/2017 công ty không còn nhập khẩu các mặt hàng thời trang. Từ năm 2012 đến nay, công ty cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước. Thay vào đó, doanh nghiệp này chủ yếu mua các thành phẩm từ cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn mác.

Khái niệm “Made in Vietnam” còn mơ hồ

Từ nghi án Asanzo thay nhãn “Made in China” bằng “Made in Vietnam”, nhiều chuyên gia cho rằng hành lang pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa của VN vẫn còn thiếu chặt chẽ.

Theo luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, hiện nay Ban chỉ đạo cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng VN định nghĩa hàng VN là sản phẩm hàng hóa được sản xuất, lắp ráp và các dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ VN, tuân thủ pháp luật của Nhà nước VN; không phải hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định đối với hàng hóa được sản xuất tại VN ghi ra sao. Nói cách khác là chưa có định nghĩa thế nào là hàng VN.

Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM Phạm Ngọc Hưng cũng khẳng định theo luật hiện hành, hiện nay DN nhập linh kiện của máy quạt từ các nước về VN lắp ráp cuối cùng thì ghi “Made in Vietnam”. Hay quần áo, giày dép của VN phần lớn nhập nguyên phụ liệu từ nước ngoài nhưng công đoạn cuối cùng khi ra sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu ra nước ngoài vẫn ghi “Made in Vietnam”. Tương tự, giày Adidas, Nike… được gia công ở VN rồi xuất khẩu bán ra nước ngoài, sản phẩm ghi “Made in Vietnam”.

“Như vậy, hiện nay hàng hóa ghi “Made in Vietnam” được hiểu chung chung là hàng hóa sản xuất tại VN” - ông Hưng nhấn mạnh.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 1516/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt Innisfree Bija Trouble Facial Foam. Nguyên nhân thu hồi do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tại khu vực Khu phố 6, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải đầu kéo BKS 89H-006.45 và sơ mi rơ mooc 89R- 014.95 có nhiều dấu hiệu vi phạm.