SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những vụ đạo tranh ở Việt Nam: Tại sao chưa được xử lý nghiêm minh?

16:15, 07/05/2019
(SHTT) - Vấn đề đạo tranh ở Việt Nam đang gây ra nhiều tranh cãi lớn, đặc biệt là mới đây, hàng loạt họa sĩ bức xúc khi tranh của họ bị đưa lên áo dài mà không được xin phép. Điều này cho thấy nạn đạo tranh vẫn ngang nhiên diễn ra làm xâm hại tới quyền lợi của tác giả.

Hiện nay, ở nước ta đã có khá nhiều văn bản pháp lý về bảo vệ quyền tác giả. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Không chỉ vậy, từ cấp tỉnh cũng đã có những mạng lưới bảo vệ tác quyền, xử lý nhiều vụ vi phạm. Vậy mà nạn đạo tranh vẫn ngang nhiên diễn ra, tiếp tục bôi nhọ hình ảnh của mỹ thuật Việt Nam và xâm hại quyền lợi của tác giả.

Chép tranh và đạo tranh khác nhau như thế nào?

Theo thông tin được đăng tải trên báo Tuổi trẻ, chép tranh là việc một họa sĩ (cũng có thể là thợ vẽ) vẽ lại một tác phẩm đã tồn tại trước đó nhưng không cùng một động cơ sáng tác với tác giả của tác phẩm ấy. Chép tranh hoặc chép y nguyên phong cách của người khác mà ký tên mình là đạo tranh, một hành vi mạo danh, phạm pháp.

dao tranh 2

 Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân - một trong những bức tranh được chép nhiều nhất

Nhiều họa sĩ bức xúc vì bị đạo tranh trên áo dài

Mới đây, nhiều họa sĩ ở Hà Nội và Huế đồng loạt tố cáo nhiều công ty áo dài như Công ty in vải kỹ thuật số L.A, Công ty in vải kỹ thuật số P.T, Công ty TNHH in ấn dệt may P.M, Vải may áo dài L.H… đã sử dụng trái phép các tác phẩm tranh của họ, dùng bừa bãi lên mẫu áo dài, chào bán rộng rãi trên mạng xã hội.

Tính tới ngày 6/5, số họa sĩ phát hiện có tranh bị xâm phạm bản quyền lên áo dài đã lên tới 7 người, gồm: họa sĩ Bùi Trọng Dư (Hà Nội), Lâm Đức Mạnh (Hà Nội), Ngụy Đình Hà (Hà Nội), Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội), Nguyễn Đăng Sơn (Huế), Lê Phan Quốc (Huế), Phan Linh Bảo Hạnh (Bình Dương). Tuy nhiên con số này được giới họa sĩ đánh giá là vẫn còn tiếp tục tăng vì nhiều họa sĩ đã vào cuộc rà soát lại các mẫu áo dài trên mạng để tìm kiếm xem có xâm hại bản quyền tranh của mình hay không.

dao tranh

 

Trao đổi với Thanh Niên, họa sĩ Bùi Trọng Dư, đại diện nhóm các họa sĩ có tranh bị xâm phạm bản quyền, cho biết sau khi làm việc với các đơn vị áo dài xâm phạm bản quyền không thành công, nhóm các họa sĩ đã quyết định xin tư vấn từ luật sư để có thể thúc đẩy việc xử lý xâm phạm bản quyền bằng luật pháp.

Ngoài ra, nhóm các họa sĩ bị đạo tranh cũng chủ động liên hệ với báo đài truyền thông và sử dụng mạng xã hội để kêu gọi mọi người cùng lên án việc xâm phạm bản quyền tranh.

Ký họa Khỏa thân của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng bị đạo

Trước đó, vào năm 2017 cũng đã có vụ đạo tranh gây ra nhiều tranh cãi. Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho biết một bức ký họa ông vẽ cách đây 15 năm đã bị 'đạo'...

Cụ thể, ông phát hiện một tài khoản trên mạng xã hội Facebook có đăng bức tranh nhan đề Câu chuyện trăm trứng.

Đáng chú ý, bức khắc gỗ này lấy nguyên mẫu từ ký họa Khỏa thân 5(3) được ông vẽ từ năm 2002 tại Tokyo.

Đối chiếu hai bức tranh, có thể nhận thấy bức Câu chuyện trăm trứng có chủ thể giống nguyên bản Khỏa thân 5(3), chỉ khác biệt ở việc lật chủ thể theo đối xứng gương và thêm một số đường nét, màu sắc vào nền tranh.

dao tranh 1

  Khỏa thân 5(3) (trái) và Câu chuyện trăm trứng (phải) - Ảnh: NVCC

Một số họa sĩ nhận định bức tranh này sử dụng toàn bộ nguyên mẫu từ Khỏa thân 5(3) và khắc thẳng lên mặt gỗ chứ không lật đối xứng gương, vì thế sau khi in hình ảnh mới có chiều đảo ngược.

Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cũng cho biết sau khi phát hiện, ông yêu cầu người vi phạm tác quyền gỡ các bản chụp bức tranh chép xuống.

Tuy nhiên, sau khi gỡ tranh, người này trả lời ông Đăng: “Thú thật, tôi nghĩ ký họa của anh như bài thơ và tôi như nhà sáng tác nhạc dựa trên ý thơ của anh để cả hai cùng thăng hoa thì cũng tốt vậy!”.

Điều này đã khiến ông Đăng không hài lòng và làm dấy lên sự bất bình của nhiều họa sĩ khác.

Họa sĩ Lê Việt Hồng đạo tranh của họa sĩ Dương Bích Liên
dao tranh 3

 

Theo một thành viên ban biên tập tạp chí Văn Nghệ Cà Mau, để tìm tác phẩm tranh, ảnh có chất lượng làm trang bìa cho số xuân Ất Mùi (2015), ban biên tập thông báo tuyển chọn tranh và cuối cùng chọn tác phẩm được gửi đi từ họa sĩ Lê Việt Hồng.

Gần một năm sau, sự việc vỡ lở khi một số họa sĩ phát hiện tác phẩm trên giống một cách đáng kinh ngạc bức tranh nổi tiếng Tuyết Mai của danh họa Dương Bích Liên.

Tiếp xúc với phóng viên, ông Lê Việt Hồng thừa nhận ông có lấy tác phẩm trên từ một trang web của Tiền Giang nhưng... “không biết tác phẩm đó của ai”.

Thanh Hà

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.