SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những trò chơi dân gian đặc sắc dịp Tết cổ truyền

16:00, 18/02/2018
(SHTT) - Trò chơi dân gian ngày tết không những là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt mà nó còn thể hiện những nét văn hóa riêng của mỗi vùng miền, mỗi địa phương.

Dưới đây là một số trò chơi dân gian người Việt thường tổ chức mỗi dịp Tết đến Xuân về:

Đấu vật

Đây là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào dịp Tết và lễ hội. Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong 3 ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác.

tro 6

Đấu vật.

Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể.

Cờ người

Đây là trò chơi không đơn thuần chỉ để giải trí mà còn mang tinh thần thể thao trong một cuộc đấu đầy trí tuệ mang đậm bản sắc dân tộc. Cờ người thực chất là môn cờ tướng do người đóng thành các quân cờ. Bàn cờ là sân đất rộng, mỗi ván cờ là 32 quân, gồm 16 nam, 16 nữ đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí. Hai tướng (tướng ông, tướng bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có 2 cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng.

tro 7

 Cờ người.

Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Cứ mỗi lần ăn quân của đối phương thì quân cờ thể hiện bằng 1 bài biểu diễn song đấu hoặc một bài tự vệ…

Bịt mắt bắt dê

tro 5

 Trò chơi bịt mắt bắt dê.

Không gian của trò chơi này được diễn ra trên một khoảng đất rộng. Hai người sẽ được bịt mắt, 1 người sẽ làm “dê” để người kia đuổi bắt, người làm “dê” thỉnh thoảng phải phát ra tiếng động để người kia biết mà đuổi theo. Tùy theo từng địa phương mà đối tượng làm dê có thể là người, có thể là những chú dê thật.

Bắt chạch trong chum

tro 4

 Bắt chạch trong chum.

Trò chơi này khá thú vị và thường diễn ra ở các miền sông nước, giáp biển…Người ta sẽ bỏ 5 – 6 chiếc chum liền nhau, cho 2/3 nước vào chum, mỗi chum thả từ 3 -4 con chạch.

Người tham gia trò chơi là các cặp trai gái, mỗi cặp sẽ phải dùng 1 tay để ôm nhau, tay còn lại cho vào chum để bắt chạch. Những con chạch trơn, nên cực kỳ khó bắt, dân làng sẽ đứng xung quanh hò reo cổ vũ và trêu đùa các cặp mải bắt chạch mà quên mất nhiệm vụ ôm nhau.

Kéo co

Đây là trò chơi dân gian truyền thống, mang tính đồng đội thường được tổ chức ở dịp Lễ, Tết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

tro 8

Kéo co.

Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với một số quốc gia khác là Campuchia, Hàn Quốc, Philippines.

Đánh đu

Đây là trò chơi dân gian thường được tổ chức ở sân đình hoặc thửa ruộng rộng…người ta chuẩn bị các cột đu. Họ chọn cây tre to, dài, để trồng đu, cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.

danh du

Trò chơi dánh đu.

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân…

Đánh phết

Trò chơi này thường diễn ra ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sân chơi là sân đình, hai đầu sân (theo hướng đông - tây) có vòng tròn vạch vôi hay đào lỗ làm mục tiêu.

tro 3

 Đánh phết.

Người đánh phết chia làm hai phe dùng gậy tre để cả gốc dài 1m đánh vào quả phết (làm bằng gỗ tròn sơn đỏ, tượng trưng cho Mặt Trời), hễ quả chuyển vào vòng tròn (hay lỗ) của đối phương là thắng cuộc.

Đập niêu đất

tro 2

Đập niêu đất.

Đập niêu đất cũng là một trò chơi cực kỳ phổ biến dịp tết của người miền Bắc. Người tham gia trò chơi sẽ bị bịt kín mắt, được cầm 1 chiếc gậy dài 50cm. Họ sẽ phải ước lượng từ điểm xuất phát cho đến vạch dừng chỗ treo niêu, để đập được vỡ niêu đang treo trên dây.

Người đập vỡ niêu sẽ được lĩnh thưởng từ tờ giấy ghi trong chiếc niêu đập được.

Đi cầu kiều

tro 1

 Đi cầu kiều

Trò chơi được tổ chức trên một khoảng ao, cầu kiều là một thanh tre tròn, 1 đầu được bắc ở bờ, đầu còn lại được cột vào một sợi dây, bám vào một chiếc cột vững chắc, làm sao cho chiếc cầu đu đưa khó đi. Cuối cầu sẽ được cột các giải thưởng, người nào đi đến cuối cầu, lấy được giải thưởng mà không bị ngã xem như người đó là người thắng cuộc.

Minh Đan (T/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.