SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những thú "tiêu khiển" độc hại đối với giới trẻ

11:00, 18/04/2017
(SHTT) - Thêu tranh chữ thập, hút keo con chó, bóng cười đều là những thú chơi nguy hại cho sức khỏe mà giới trẻ không thể lường trước được.
bongcuoigaykhoaicamnguyhiemnhuthenao

Những thú "tiêu khiển" độc hại đối với giới trẻ 

Nuôi côn trùng độc hại

Nhiều bạn trẻ bất chấp nguy hiểm, đổ xô đi săn lùng những động vật độc, lạ, thậm chí không màng đến việc nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi cả tính mạng của con người.

Đã từng có thời gian, mốt chơi  bọ cạp đen, rết khổng lồ, nhện "khủng" được giới dân chơi, nhất là tại khu vực Hà Nôi ủng hộ một cách "nhiệt tình". Thông thường, các loại bọ cạp thường được người bán quảng cáo là đã rút hết nọc độc, và tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên thực tế nhiều loại bọ cạp được bán rong trên đường phố, hay giao bán rộng rãi trên mạng đều là loại bọ cạp đen, có độc.

Được biết, những con bọ cạp được bán rộng rãi trên mạng hay bán rong trên đường này được thu gom ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chúng thường được khách mua để làm đồ nhắm trong các nhà hàng hoặc ngâm rượu làm thuốc. 

Theo các chuyên gia y tế, vết đốt của bọ cạp đen để lại như vết ong đốt, gây sưng phồng, đỏ và đau nhức, đôi khi còn bị bầm tím. Có khi, nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay. Đối với trẻ em và người bị dị ứng với nọc bọ cạp, việc bị bọ cạp đốt có thể gây sốc phản vệ, trong một số trường hợp sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Với các loài bọ cạp Việt Nam, từ một vài gr cho đến cho đến trên 10 gr nọc có khả năng làm thiệt mạng một người khỏe mạnh.

Cùng với đó, Rết khổng lồ cũng là "thú cưng" được các bạn trẻ chọn làm vật nuôi yêu thích. Có thời gian trên các tuyến phố Yên Phụ, Hoàng Hoa Thám, những con rết to, dài tới 20cm được bán nhan nhản.

Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng các con bọ cạp, rết, nhện... có thể mang trong người nhiều loại vi khuẩn gây bệnh không lường trước được, có thể tạo nên dịch bệnh. Ngoài ra khi cắn người, chúng tiết ra chất độc, mà tùy loại, chất độc này nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Thêu tranh chữ thập có thể gây ung thư?

Để thêu được tranh chữ thập, những người sản xuất thường phải làm cho vải thêu cứng hơn so với loại vải bình thường bằng một loại hóa chất nào đó.

Nhiều chuyên gia cho rằng, những loại hóa chất dùng trong tranh thêu chữ thập thường là thuốc nhuộm có thể gây độc hại đối với người trực tiếp tiếp xúc hơn nữa các chất đó khi được giặt, thải ra môi trường còn là nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng về lâu dài.

Chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống  ThS Trần Thị Thu Dung, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Dệt may (Viện Dệt may) cho hay: Các amin thơm gây ung thư có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo là các chất bị cấm có trong vải. Còn formandehyt cũng được xem là chất có nguy cơ gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng. Cả hai chất này đều được Bộ Công Thương quy định là phải kiểm tra đối với các mặt hàng dệt may theo Thông tư số 32/ 2009/TT – BCT. Theo đó, các sản phẩm dệt may được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường Việt Nam đều phải thực hiện việc kiểm tra chất lượng trước khi lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, bà Dung cũng nhấn mạnh, hiện chưa có bất cứ đơn vị nào nhập khẩu mặt hàng tranh thêu chữ thập có chứng nhận kiểm nghiệm chứng minh đạt tiêu chuẩn các chỉ tiêu trên. Điều nay có thể gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Bởi khi thêu, người sử dụng tiếp xúc với vải, chỉ thêu rất lâu. Thậm chí có những người còn mút, vuốt chỉ thêu để xâu kim, hay sử dụng tranh thêu vào các đồ dùng gia đình như gối, chăn, khăn...

Hậu họa khôn lường từ thú chơi bóng cười

Bóng cười” là thú chơi khiến giới trẻ "phát sốt" trong thời gian gần đây, thường được bán và sử dụng rộng rãi ở một số quán bar, quán karaoke. Số tiền phải bỏ ra để mua 1 quả “bóng cười” không cao, chỉ từ 50.000 đồng – 60.000 đồng/quả. Chính vì vậy mà nhiều người có thể dễ dàng mua và sử dụng trong thời gian dài.

Người chơi chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4-5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh mà không biết tại sao mình cười.

Chia sẻ trên báo Pháp Luật Việt Nam, TS.BS Trần  Thị Hồng Thu, Trưởng khoa Lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: Trong bóng cười có nitơ oxit. Đó là một hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Khí N2O khi hít vào sẽ thẩm thấu qua niêm mạc, các tuyến nang ở trong phổi rồi đi vào máu lên não và kích thích vào trung tâm thần kinh gây cười. Cũng vì thế mà dù không có lý do gì cả nhưng cứ hít phải khí này thì người ta cười. Hiện nay khí cười thường được sử dụng trong nha khoa như một chất gây tê, giảm đau.

Nếu sử dụng khí N2O với nồng độ thấp sẽ tạo ra sự phấn khích cho con người. Tuy nhiên, sử dụng khí cười với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể, nhất là hệ thần kinh. Nếu hít nhiều sẽ gây ra nôn ói, rối loạn chuyển hóa cơ thể, mệt mỏi, uể oải thậm chí tạo cảm giác hưng phấn ảo, rất giống với cảm giác phê pha ma túy. Sử dụng nhiều dễ dẫn tới trầm cảm, thậm chí có thể sẽ gây nghiện. 

“Còn việc hít khí oxit nitơ trực tiếp từ một hộp gây giảm lưu lượng oxy tới não, hoặc một bộ phận của cơ thể. Nếu oxy không được cung cấp đầy đủ liên tục trong một vài phút có thể dẫn đến tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Chơi bóng cười có thể gây tử vong cho người đang có bệnh hen suyễn hoặc bệnh về đường hô hấp khác, vì khí từ bóng cười có thể làm người sử dụng bị ngạt thở”, TS Thu phân tích.

Đồng thời, bóng cười cũng nguy hiểm khi dùng đồng thời với chất gây nghiện khác như thuốc lắc. Sự kết hợp có thể gây lú lẫn, đau đầu và có thể tử vọng nếu hiệu ứng như vậy kéo dài trong 2-3 phút. Thậm chí, khi sử dụng lâu dài, bóng cười có thể gây ra mất trí nhớ.

“Một người sử dụng bóng cười đã cho biết anh thường xuyên bị viêm họng và mất giọng nói "nam tính" của mình sau một thời gian sử dụng bóng cười. Bây giờ giọng anh nghe giống như một cô gái và bạn gái của anh, sau những lần chơi bóng cười (hít nitrous oxide) đã bắt đầu có giọng nói khàn và ria mép mọc dài tới mức cô ấy phải cạo râu hàng tuần”, TS Thu kể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết tác động của nitơ oxit trên hormone vẫn chưa được xác minh rõ ràng. “Có khả năng bóng cười được pha chế N2O với nhiều loại khí khác để tăng cường cảm giác hưng phấn và dẫn đến sự thay đổi về nội tiết”, BS Thu cảnh báo.

Hút keo con chó: Nguy hại khôn lường

Theo thông tin đăng tải trên Zing, Keo con chó được gọi như thế vì tên nhãn hiệu của nó là DogX-66. Đây là loại keo dùng để dán gỗ, giày dép, ống nhựa… được chế biến bằng cách hòa tan một loại keo làm dính trong dung môi hữu cơ để thành chất lỏng, khi cho chất lỏng keo tiếp xúc với không khí, dung môi sẽ bay hơi thành khí có mùi đặc trưng của dung môi đó. Dung môi thường dùng hòa tan các chất hữu cơ, trong đó có keo dính, là methylen clorid, ethyl acetat, toluen, cyclohexan, xylen… Khi hít các dung môi này vào đường hô hấp có khi sẽ có vị ngọt, còn mùi thì có nhiều loại tùy dung môi, người thấy thơm nhưng có người cảm thấy rất khó chịu. Điều đáng nói là dung môi ở trạng thái khí rất dễ thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương sau khi hít, để gây trạng thái lâng lâng và nhiều cảm giác khác.

Cũng theo Zing, sở dĩ các bạn trẻ thích hít keo con chó vì nó giống như ma túy nhẹ tạo sự phấn khích và ảo giác. Nên lưu ý, khi hít keo con chó rất khó đong đếm được lượng khí hít vào. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo hít lâu dài và nhiều khí này chắc chắn sẽ bị ngộ độc, bị rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư (hít dung môi hữu cơ từ keo dán có thể gây ung thư phổi) và các rối loạn khác trong cơ thể. Nghiện hít khí xảy ra ở khắp nơi, ở các nước phương tây thường nghiện hít toluen, amyl nitrit, kerosen... Ở Mỹ, ở bang Texas từ 1988 - 1998 đã có 144 bạn trẻ tử vong do nghiện hít khí, còn ở bang Virginia từ năm 1987 - 1996 có 39 bạn trẻ tử vong do hít khí độc hại.

Hít keo con chó lâu ngày, các bạn trẻ dễ bị thiếu oxy, bị lú lẫn, chóng mặt nhức đầu, buồn nôn, dễ bị viêm phổi, dễ bị suy tim, viêm gan...

Điều đáng nói nhất là là giới trẻ đã lạm dụng hít keo con chó chỉ để tìm sự tê mê, lâng lâng trong cảm giác mà thực chất là ảo giác. Nhờ ảo giác mà các bạn trẻ cảm thấy hưng phấn, “mê man không còn suy nghĩ hoặc lo lắng gì nữa”. Nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày (dù là gây nghiện nhẹ như hít keo con chó) sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Bởi vì, khi đã quen với cảm giác “phê” với ảo giác, các bạn trẻ rất dễ và sau đó có sự cưỡng chế, tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn. Các em đã quen hít keo con chó để “phê” thì sẽ có lúc chơi thử “bồ đà”, “thuốc lắc”, “hàng đá”. Đến lúc này sẽ chơi thử heroin, từ hút đến tiêm chích, và rồi, chắc chắn sự nghiện tiêm chích ma túy cộng với sự nhiễm HIV/AIDS sẽ đến để gióng hồi chuông báo tử.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 3 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).