SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Những thách thức trong việc xây dựng thương hiệu Việt tại nước ngoài

15:40, 27/07/2022
(SHTT) - Trong thời đại phát triển ngày nay, việc xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường nước ngoài là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong vấn đề này.

 Theo Bộ Công Thương, trong 3 năm trở lại đây, giá trị, thứ hạng thương hiệu quốc gia của Việt Nam liên tục nằm trong nhóm thương hiệu mạnh thế giới. Theo công bố của Brand Finance (công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới), năm 2021 thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì được thứ hạng 33 trong danh sách top 100 thương hiệu mạnh thế giới, với mức tăng giá trị 21,69% so với năm 2020, từ 319 tỷ USD lên tới 388 tỷ USD.

Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú khẳng định, khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của quốc gia. Ở chiều ngược lại, khi thương hiệu quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế, sẽ tạo ra sự bảo chứng về uy tín và chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

thuong hieu

 

Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu tại nước ngoài. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thường tập trung phát triển quy mô sản xuất ở thời kỳ đầu nhằm tăng năng suất và sản lượng, dần dần chuyển sang chú trọng chất lượng và cuối cùng là nâng cao giá trị gia tăng. Do đó việc nhận thức về vai trò của phát triển và khẳng định thương hiệu thường không được quan tâm đúng đắn hoặc phải tốn rất nhiều thời gian mới được chú trọng.

Không những thế, quá trình xây dựng thương hiệu Việt cũng gặp nhiều khó khăn,  trong đó đặc biệt là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, năng lực chế biến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Việc phát triển thương hiệu và tạo chỗ đứng cho mình cần có sự đầu tư lâu dài mới đánh giá chính xác về giá trị mang lại của thương hiệu trong tổng giá trị của một doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhãn hiệu nổi tiếng bị các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng qua đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, các nhãn hiệu nổi tiếng chỉ bắt buộc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ lần đầu tiên và không có quy định về chủ sở hữu/ nhà sản xuất phải tiếp tục đăng kí tại bất kỳ quốc gia nào để sử nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Như vậy, việc chủ sở hữu có muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của họ.

Tuy nhiên vì mỗi quốc gia lại có những tiêu chí để xác định nhãn hiệu nổi tiếng khác nhau dẫn đến tình trạng cùng một nhãn hiệu hàng hoá nhưng quốc gia này công nhận là nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng và được hưởng các quy chế pháp lý nhưng quốc gia khác lại không công nhận.

Thêm nữa, không ít doanh nghiệp Việt vẫn chưa có nhận thức cao về bảo hộ tài sản trí tuệ. Họ thường chú trọng vào đầu tư sản xuất để đem lại chất lượng tốt cho sản phẩm mà không đăng ký bảo hộ, dẫn đến việc khi tiến ra thị trường nước ngoài thì đã bị các đối thủ cạnh tranh đăng kí mất. Việc đòi lại quyền lợi và thương hiệu của mình gặp không ít khó khăn, đặc biệt, việc chứng minh sẽ rất phức tạp và tốn thời gian khi những nhãn hiệu đó chỉ nổi tiếng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà không nổi tiếng ở các quốc gia khác.

Như vậy doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư, kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước, qua đó tự bảo vệ tài sản vô hình cũng như hữu hình trong quá trình hội nhập quốc tế.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 13 giờ trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, sản phẩm sữa dinh dưỡng Samilait Gain 4 do Công ty CPDD miền Bắc HASOVI sản xuất có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật trên bao bì của sản phẩm, gây bức xúc cho người tiêu dùng. Tuy vậy đến hiện tại sản phẩm này vẫn được quảng cáo và bán trên trang web https://hadofood.com.vn/.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).