SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Những phát minh có ảnh hưởng lớn của người Hồi giáo tới đời sống hiện đại

11:58, 18/08/2020
(SHTT) - Từ xa xưa, người Hồi giáo với trí tuệ phi thường đã sở hữu nhiều phát minh tạo tiền đề phát triển của nên văn minh nhân loại hiện nay. Một trong số đó có thể kể tới là cỗ máy biết bay, quang học, dầu gội đầu, bệnh viện,...

1. Cỗ máy biết bay

phat_minh_1

Abbas ibn Firnas (trái) và hình ảnh mô phỏng chuyến bay thử nghiệm của ông. (Ảnh: ilmfeed.com) 

Kỹ sư người Hồi giáo Abbas ibn Firnas là người đầu tiên thực hiện kế hoạch chế tạo một cỗ máy biết bay và thử nghiệm nó. Khoảng thế kỷ 9, ông thiết kế một bộ khung có cánh và hy vọng nó có thể bay như chim. Trong lần thử nghiệm nổi tiếng ở Cordoba, Tây Ban Nha, cỗ máy này bay lên cao vài giây trước khi rơi xuống mặt đất và khiến ông bị gãy lưng. Sản phẩm của Abbas được cho là nguồn cảm hứng của Leonardo da Vinci hàng trăm năm sau đó.

2. Phẫu thuật

Khoảng năm 1000, bác sĩ Al Zahrawi công bố bách khoa toàn thư về phẫu thuật dày 1.500 trang gồm 30 chương. Mỗi chương đề cập tới một vấn đề y học khác nhau kèm theo mô tả về hơn 300 căn bệnh và những cách chữa trị cho căn bệnh ấy mà Al-Zahrawi thu thập được.

Các khía cạnh khác trong y khoa cũng được luận bàn trong Al-tasrif. Chẳng hạn, ở một trong những chương đầu tiên, Al-Zahrawi viết về cách chẩn đoán bệnh. Ông cho rằng, một bác sĩ giỏi phải dựa trên quan sát của chính mình và các triệu chứng để chẩn bệnh, hơn là chỉ nghe theo lời kể của bệnh nhân.

anh-2-9117-1448845338

 Các hình ảnh minh họa và chú thích về những dụng cụ phẫu thuật trong cuốn Tasrif của Al-Zahrawi. Ảnh: Public Domain

Al-Zahrawi còn viết về mối quan hệ giữa sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Nhiều phần trong Al-Tasrif trình bày về các loại thực phẩm nên tránh, tầm quan trọng của việc duy trì một thực đơn tốt cho sức khỏe, và sử dụng thực phẩm như một phần của chữa bệnh.

Cuốn sách này từng được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu y khoa 500 năm sau.

anh-1-1912-1448845338

  Chân dung Al-Zahrawi, "ông tổ ngành phẫu thuật hiện đại". Ảnh: Public Domain

Zahrawi còn là người phát hiện ra cách sử dụng chỉ ruột mèo để khâu các vết thương trong phẫu thuật. Ông cũng là bác sĩ từng thực hiện ca sinh mổ đầu tiên và phát minh dụng cụ kẹp trong phẫu thuật.

3. Cafe

Yemen-Café2F

 

Theo giáo sư Salim al-Hassani, chủ tịch Tổ chức Khoa học, Công nghệ và Nền văn minh của Anh, cafe được pha lần đầu tiên ở Yemen khoảng thế kỷ 9. Vào thời đó, đây là thức uống giúp người theo Sufi giáo thức đêm để cầu nguyện. Về sau, cafe được một nhóm sinh viên đưa đến Cairo, Ai Cập và sau đó là ở Thổ Nhĩ Kỳ khoảng thế kỷ 13. Hạt cafe bắt đầu xuất hiện ở châu Âu ba thế kỷ sau và được một thương nhân mang sang Italy.

4. Trường đại học

2Anh-kham-pha-1

 Trường Đại học Al-Qarawiyyin. Ảnh: Alamy. 

Năm 859, Fatima al-Firhi – con gái của một thương nhân giàu có, thành lập trường đại học cấp bằng đầu tiên trên thế giới tại Fez, Morocco. Cùng với nhà thờ Hồi giáo do người chị Miriam sáng lập, nơi này trở thành khu phức hợp trường Đại học và Nhà thờ Hồi giáo al-Qarawiyyin, hoạt động đến gần 1.200 năm. Giáo sư Hassani cho biết câu chuyện này nhấn mạnh rằng giáo dục là cốt lõi trong truyền thống của người Hồi giáo, đồng thời hy vọng nó truyền cảm hứng cho phụ nữ Hồi giáo ngày nay.

5. Quang học

Nhiều thành tựu và tiến bộ khoa học quan trọng trong nghiên cứu quang học xuất phát từ nền tảng của thế giới Hồi giáo. Ibn al-Haytham, nhà bác học Ả Rập (965-1040) là người đầu tiên xây dựng các quy luật của ánh sáng: lý giải tại sao chúng ta nhìn được mọi vật nhờ ánh sáng phản xạ trên chúng, các tia sáng, sự phản xạ ánh sáng, sự truyền sáng qua các vật trong suốt (khúc xạ), các giả thuyết về màu của ánh sáng…

yol-1

 Ibn al-Haytham và nguyên lý máy ảnh qua lỗ thủng nhỏ đầu tiên của loài người do ông phát minh

Các nghiên cứu này của ông được đúc kết trong cuốn sách Quang học (tiếng Ả rập: Kitāb al-Manāẓir) gây ảnh hưởng lớn tới các nhà khoa học châu Âu sau này. Ibn al-Haytham là người phát minh ra chiếc máy ảnh đơn giản đầu tiên của loài người (hình 1), hoạt động dựa trên sự truyền sáng qua một lỗ nhỏ, tạo ra ảnh đảo ngược của vật thể trong buồng tối [2]. Dù lúc đó chưa có các công cụ ghi ảnh, nhưng máy ảnh đơn giản này cho phép người ta tạo ra hình ảnh thu nhỏ trên một màn phẳng, để từ đó có thể dễ dàng họa lại các vật thể lớn.

6. Âm nhạc

scores-1695041_640-1200x650

 

Âm nhạc Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến âm nhạc châu Âu. Theo các nhà nghiên cứu, đàn lute và rahab - tiền thân của violin, là hai trong số các loại nhạc cụ được mang sang châu Âu. Thang âm hay gam trong âm nhạc hiện đại được cho là xuất phát từ bảng chữ cái Arab.

7. Bàn chải đánh răng

phat_minh_2

Một số nước Hồi giáo và châu Phi ngày nay vẫn có thể dùng nhánh meswak nhỏ để làm sạch răng. (Ảnh: ShutterStock) 

Nhà tiên tri Mohammed được cho là người góp phần phổ biến cách sử dụng bàn chải đánh răng từ năm 600. Mohammed làm sạch răng và hơi thở bằng cách sử dụng một cành cây Meswak nhỏ. Các chất tương tự như trong cây Meswalk được sử dụng trong kem đánh răng.

8 . Bệnh viện

Ahmad ibn Tulun 1

Trung tâm y tế đầu tiên trên thế giới Ahmad ibn Tulun 

"Các bệnh viện chúng ta biết ngày nay, với hệ thống phòng khám và trung tâm đào tạo, có nguồn gốc từ thế kỷ 9 ở Ai Cập", giáo sư Hassani cho hay. Trung tâm y tế đầu tiên trên thế giới có tên Ahmad ibn Tulun, thành lập năm 872 tại thủ đô Cairo, cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí cho bệnh nhân dựa theo truyền thống của người Hồi giáo.

9. Cờ vua

b7848f23-ed5e-434f-8-2b41

 

Sơ khởi, thời Ấn Độ cổ đại người ta đã phát minh ra một dạng cờ với 64 ô, gắn với truyền thuyết nổi tiếng về ông vua hào phóng ban thưởng cho người phát minh ra nó mỗi ô số hạt thóc gấp đôi số hạt thóc ở ô trước. Nhưng sau đó đến Ba Tư (Iran) trò này mới được phát triển thành dạng cờ vua như ngày nay và nhanh chóng phổ biến sang Tây Âu và cả các nước châu Á như Nhật Bản.

10. Xà phòng tắm

xa phong dau tien tren the gioi

 

Có thể do tắm gội là quy định tôn giáo bắt buộc của người Hồi giáo nên chính họ là người đã hoàn thiện công thức chế tạo xà phòng mà đến nay chúng ta vẫn đang sử dụng. Trước đó, người Ai Cập cổ đại đã dùng xà phòng, người La Mã cũng dùng xà phòng như một loại sáp thơm. Nhưng chính những người Ả rập mới là những người đầu tiên biết kết hợp dầu thực vật với chất xút và hương liệu để làm ra xà phòng từ năm 600 TCN .

Theo lịch sử, xà phòng được tìm ra "tình cờ đến bất ngờ" bởi một nhóm phụ nữ giặt quần áo dọc bờ sông Tiber dưới chân đồi Sapo (thành Rome). Họ nhận thấy rằng, giặt quần áo bằng nguồn nước ở đây sạch sẽ hơn hẳn so với việc giặt quần áo ở các bờ sông khác. Bí ẩn của sự khác biệt này nằm ở lớp tro và mỡ động vật đổ ra từ các con miếu thờ thần nằm trên đỉnh đồi. Kết hợp với nước mưa, chúng đã tạo nên loại xà phòng cổ đại, chảy xuống sườn đồi giúp việc giặt giũ ở đây trở nên thuận lợi.

Trước khi có xà phòng thơm, người ta thường sử dụng tinh dầu oliu và cát, tạo nên loại “xà phòng đặc biệt” giúp làm sạch cơ thể một cách nhẹ nhàng. Trong đế chế La Mã, xà phòng vốn được sử dụng trong công việc giặt giũ nhưng dần chuyển sang nhiệm vụ giữ sạch cơ thể trong khoảng thời gian sau.

Thái An

 

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.