SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Những nhóm rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia

06:23, 18/02/2017
Tranh chấp đất đai, lao động, môi trường và văn hoá dân tộc bản địa là những nhóm rủi ro các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia thường gặp phải.

Tính đến đầu năm 2016, Việt Nam đã đầu tư sang 68 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, các quốc gia ở Tiểu vùng Mê Kông, đặc biệt là Lào và Campuchia là hai quốc gia được các DN Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất.

Theo số liệu của Oxfam tại Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2016, các DN Việt Nam đầu tư 226 dự án sang Campuchia với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD, đầu tư sang Lào 258 dự án giá trị khoảng 5 tỷ USD. (tổng giá trị đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài theo Bộ KH-ĐT vào khoảng trên 21,3 tỷ USD).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều rủi ro khi đầu tư sang các quốc gia này.

Doanh nghiep viet nam

 Những nhóm rủi ro khi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia

Vấn đề nóng đối với các nhà đầu tư của Việt Nam sang Lào và Campuchia là tranh chấp đất đai. Hiện, giữa DN Việt Nam và người dân bản địa thường do sự thiếu hiểu biết pháp luật đất đai của người dân vì vậy, họ thường áp dụng “lệ làng” đối với quyền liên quan đến đất đai và bảo vệ một cách quyết liệt.

Điển hình như trường hợp DN đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Lào. Khi đầu tư chủ yếu chỉ được cấp đất tại các rừng gỗ tạp. Sau khi bồi thường và san nền thì có người dân bản địa ra cắm cọc làm hàng rào phản gây khó dễ cho DN. Mặc dù, DN làm tờ trình báo cáo lãnh đạo huyện và đề nghị xác minh lại mảnh đất này không những không được chấp nhận mà còn phải bồi thường lần nữa cho mảnh đất đó.

Còn tại Campuchia, theo bà Nguyễn Hoàng Phượng – đại diện Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) người trực tiếp tham gia điều tra, nghiên cứu về thực trạng đầu tư của DN Việt Nam cho biết, còn rất nhiều bất cập phát sinh ngay từ cơ quan quản lý đất đai. Mặc dù, Luật Đất đai của Campuchia đã có quy định về hạn mức cho các dự án. Tuy nhiên, cách hiểu và áp dụng quy định này giữa các cơ quan Chính phủ và các tổ chức xã hội không thống nhất nên một số DN đã bị cấp đất chồng chéo lên diện tích của cá nhân và tổ chức.

Bên cạnh tranh chấp đất đai, vấn đề lao động cũng là một rủi ro khiến nhiều nhà đầu Việt Nam phải đau đầu khi đầu tư sang Lào và Campuchia.

Ông Phạm Quang Tú – Đại diện của Oxfam tại Việt Nam cho biết, các dự án đầu tư của Việt Nam thường vướng ở hạn mức lao động. Trong khi, DN không tìm được đủ số lao động bản địa có trình độ và năng lực làm việc thì các dự án đầu tư lại bị khống chế số lượng lao động từ Việt Nam sang làm việc.

Tại Lào, các dự án đầu tư nước ngoài buộc phải tuyển ít nhất 90% lao động phổ thông và 80% lao động có kỹ thuật là người bản địa. DN buộc phải tìm lao động ở vùng khác đến nên chi phí tăng rất cao. Còn ở Campuchia thì chỉ 3% người dân muốn làm nông nghiệp. Do đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại đây gặp rất nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động.

Để đầu tư ra nước ngoài hiệu quả, tránh những rủi ro, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam trước hết cần có được thông tin tốt, am hiểu pháp luật địa phương, chủ động phòng ngừa những tranh chấp. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước sở tại, quy chuẩn về bảo vệ môi trường cũng như các quy chuẩn khác. Phía Hiệp hội các doanh nghiệp cũng cần chủ động liên kết cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Điều này mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. hình ảnh của doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài tốt hay không tốt, bền vững hay không bền vững sẽ tác động trực tiếp đến hình ảnh Việt Nam, hàng hóa Việt Nam.

Theo Diễn đàn doanh nhân

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 15 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...