SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 13/01/2025
  • Click để copy

Những lợi thế của Việt Nam trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu

13:48, 18/10/2024
(SHTT) - Trang The Diplomat đã có bài viết về kế hoạch xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam. Theo đó,The Diplomat cho rằng để thành công, Việt Nam cần vượt qua những trở ngại địa chính trị và tận dụng thế mạnh địa kinh tế của mình.

Thứ nhất là tính nhất quán và khả năng dự đoán cao của môi trường chính trị trong nước. Không giống như một số nước trong khu vực, Việt Nam không dễ thay đổi đột ngột các định hướng chính sách hoặc biến động chính trị.

chip-vn-1314

 

Ngược lại, các chiến lược quốc gia có xu hướng được kế thừa và thúc đẩy giữa các thế hệ lãnh đạo, do đó giảm thiểu rủi ro về tình thế gián đoạn chính sách lớn. Đối với các công ty nước ngoài muốn cam kết lâu dài trong ngành công nghiệp bán dẫn và công nghệ của Việt Nam, sự ổn định này là một tài sản quan trọng.

Thứ hai, dân số trẻ và nguồn nhân tài dồi dào của Việt Nam mang lại lợi thế kinh tế mạnh mẽ vì các trung tâm bán dẫn lớn như Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang dự báo tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng vào năm 2030.

Việc đầu tư theo kế hoạch vào nguồn nhân lực sẽ đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nhân tài ròng tiếp theo của châu Á để giải quyết khoảng cách thị trường lao động toàn cầu. Với nguồn lao động lành nghề dồi dào, Việt Nam có tiềm năng leo lên chuỗi giá trị - chuyển từ APT sang thiết kế chip, tạo mẫu và thậm chí là nghiên cứu cơ bản - đưa đất nước trở thành trung tâm công nghệ tiếp theo.

Thứ ba, sự trung lập về mặt chiến lược và quan hệ ngoại giao nồng ấm của Việt Nam với các đối tác chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu làm tăng thêm sức hấp dẫn của Việt Nam như một trung tâm bán dẫn hàng đầu.

Điều này cho phép Việt Nam thận trọng điều hướng các rủi ro địa chính trị. Các quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam ký kết đã thiết lập nền tảng cho sự hợp tác kinh doanh sâu sắc hơn, thể hiện ở số lượng các thỏa thuận kinh doanh ngày càng tăng. 

Ví dụ, hãng Amkor tăng đầu tư vào dự án APT tại Bắc Ninh, trong khi đó Cadence và Synopsys cung cấp các chương trình đào tạo thiết kế chip tại Đà Nẵng, Marvell mở rộng hoạt động thiết kế. Tất cả đều báo hiệu các khoản đầu tư tiếp theo vào hoạt động R&D tại Việt Nam. 

Tận dụng các hình thức ngoại giao kinh tế như vậy sẽ giúp Việt Nam định vị chiến lược trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu và giảm thiểu những thiếu sót của việc tham gia muộn.

TH

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng của nước ta ước thu về 3,3 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2023. Song, loại trái cây tỷ USD này của Việt Nam liên tục nhận được những cảnh báo liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tháng cuối cùng của năm 2024 cũng là mùa cao điểm bán hàng ô tô cho đến Tết, tuy nhiên lượng bán ra của tháng này bị sụt giảm gần 30% so với tháng liền kề trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tổng cục hải quan Trung Quốc đã ra cảnh báo với sầu riêng và mít của Việt Nam vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
Kinh tế 2 ngày trước
Tượng rắn mạ vàng 24K do Golden Gift Việt Nam chế tác với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, có giá từ 4-50 triệu đồng đang được nhiều người tìm kiếm và chọn mua để làm quà Tết 2025.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong năm 2024 Việt Nam đã chi hơn 12,1 triệu USD, tương đương 308 tỷ đồng để nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan, Malaysia
. ..