SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Những lần vi phạm bản quyền đình đám của hãng xe Ford

07:03, 02/08/2018
(SHTT) - Vi phạm bản quyền công nghệ động cơ, sử dụng bất hợp pháp hình ảnh trong game Firewatch, vi phạm bằng sáng chế... là những vụ việc khiến Ford phải ra tòa và ảnh hưởng lớn đến danh tiếng và kinh tế.

Ford bị kiện ăn cắp tài sản trí tuệ của đối tác phần mềm

Vào năm 2015, Versata, công ty phần mềm tại Texas đâm đơn kiện Ford vì cho rằng công ty này đã ăn cắp tài sản trí tuệ của họ. Hãng phần mềm Texas cho biết Ford đã sử dụng những đoạn mã có trong ứng dụng do Versata để phát triển một phần mềm tương tự của công ty. Trước đây, hãng xe Mỹ đã hợp tác với Versata để sử dụng phần mềm này từ năm 1998 để phục vụ quá trình phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, Ford đã hủy hợp đồng trị giá 8,45 triệu USD với Versata vào năm ngoái sau khi chê phần mềm của Versata là lạc hậu.

ford

 

Phần mềm có tên Automotive Configuration Manager (ACM) do Versata phát triển giúp các hãng xe xác định các bộ phận không tương thích để phát triển sản phẩm tốt nhất, tránh các vụ triệu hồi không đáng có và một số vấn đề khác. Versata cho biết ACM hiện đang được nhiều hãng ô tô sử dụng như General Motors, Nissan, Fiat Chrysler, Toyota, Hyundai-Kia, Volvo và Jaguar. Theo như cựu giám đốc Marketing thương hiệu Lincoln và quản lý dịch vụ khách hàng của Ford thì phần mềm ACM của Versata đã giúp Ford tăng lợi nhuận lên hàng trăm triệu thậm chí hơn tỉ USD trong thời gian hai hãng hợp tác.

Về phần mình, Ford phủ nhận đang sử dụng và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Versata và từ chối cho công ty này kiểm tra máy chủ và phần mềm. Thậm chí, Ford từng đệ đơn khiếu nại Versata lên tòa án Michigan khẳng định không xâm phạm tài sản trí tuệ của công ty này và gọi hành động mới nhất của Versata là “trả đũa”.

Ford bị kiện vi phạm bản quyền công nghệ động cơ

Theo đơn khiếu nại gửi lên tòa án bang Philadelphia, vào tháng 1/2008, TMC Fuel Injection System LLC đã nộp đơn đăng ký bản quyền hệ thống phun xăng được cho là có khả năng cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu tới 35% khi lái xe trong thành phố, giảm khí thải và giúp tăng tốc tốt hơn.

Công nghệ này được phát minh bởi ShouHou, một kỹ sư tốt nghiệp trường đại học Harvard, đang làm việc tại TMC Fuel Injection System LLC, trụ sở tại Wanyne, Pennsylvania, năm 2002.

Đơn kiện cho biết, tháng 12/2004, tức là 2 năm sau khi ông Shou Hou nộp đơn xin cấp bằng tại Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ, đại diện của Ford có gặp gỡ và trao đổi về việc chuyển nhượng bản quyền công nghệ nhưng không đạt đến thỏa thuận cuối cùng.

Vào thời điểm chấm dứt đàm phán năm 2008, Ford tuyên bố hãng không có hứng thú theo đuổi hệ thống trên. Trong đơn kiện, TMC cho rằng hãng ôtô của Mỹ đã cố tình vi phạm bản quyền trắng trợn, đồng thời yêu cầu Ford chấm dứt hành động này ngay lập tức và bồi thường thiệt hại gấp ba lần cho công ty.

Ford bị kiện vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ hybrid của Paice

Vào năm 2017, công ty Paice, cùng với Abell Foundation, đã cáo buộc Ford đang nhập khẩu một số xe điện hybrid và các bộ phận vi phạm bằng sáng chế của họ, theo Đạo luật Thuế quan 1930.

Công ty Paice cho biết, họ đã làm việc với Ford từ năm 1999-2004 để cung cấp mô hình chi tiết và thiết kế thành phần nhưng cuối cùng hãng đã từ chối cấp phép cho công nghệ của Paice.

Robert Oswald, CEO của Paice từng tuyên bố: "Các kỹ sư của chúng tôi đã dành nhiều năm để chia sẻ với Ford về các chi tiết kỹ thuật của công nghệ hybrid, đã được cấp bằng sáng chế một cách thiện chí nhất nhưng sau đó Ford đã làm mất niềm tin của chúng tôi".

Paice đã yêu cầu ITC đưa ra lệnh chấm dứt và hủy đơn đặt hàng đối với các xe điện hybrid như Ford Fusion và Lincoln MKZ - được chế tạo tại Mexico và bán ở Mỹ.

Trong một tuyên bố, Ford cho biết cáo buộc của Paice là vô căn cứ.

Hãng xe Ford ăn cắp hình ảnh của họa sĩ game

Một nhà phân phối xe Ford tại Quincy, Massachusetts đã bị phát hiện ăn cắp một bức tranh của Firewatch, một tựa game độc lập ra mắt trong tháng 2/2016 làm quảng cáo. Một số game thủ đã phát hiện ra điều này sau khi nhận được dòng email thông báo về kì giảm giá xe của đơn vị này. Ban đầu họ cứ nghĩ rằng Ford đã xin phép họa sĩ của bức tranh nhưng không phải như vậy.

ford 1

 

Olly Moss, họa sĩ vẽ bức tranh trên nói rằng anh chưa từng cho phép bất cứ ai sử dụng nó với mục đích kinh doanh. 

Đáng lại lời cáo buộc này, lãnh đạo của Ford đã lên tiếng xin lỗi về vấn đề này và xác nhận vụ bê bối này không liên quan đến hãng xe hơi Ford.

Thanh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.
Giải trí 5 giờ trước
(SHTT) - Hollywood đang chấn động trước làn sóng cáo buộc đạo nhạc của nhạc phim nguyên tác kinh điển “Phù thủy xứ Oz”. Sự việc này dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về bản quyền và tính sáng tạo trong ngành công nghiệp điện ảnh.