SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Những lần HP phải đấu tranh trong các cuộc chiến bản quyền

07:02, 22/08/2018
(SHTT) - Cũng như nhiều hãng công nghệ khác, HP đã nhiều lần phải đấu tranh để bảo vệ bản quyền, từng chịu thiệt hại về cả kinh tế và danh tiếng.

Vụ kiện căng thẳng giữa Acer và HP

Vào năm 2007, nhà sản xuất máy tính số một Đài Loan Acer đã trình lên một tòa án Mỹ đơn phản tố vụ kiện xâm phạm bản quyền do hãng HP cáo buộc trước đây.

Đơn trình bày đã được Acer gửi tới Tòa án quận của bang Texas. Cũng tại chính tòa án này, HP đã đâm đơn kiện hồi cuối tháng 3/2007, cáo buộc Acer đã xâm phạm 5 phát minh sáng chế công nghệ bao gồm giải pháp ứng dụng biên tập DVD, quản lý mức tiêu thụ điện năng trong máy tính xách tay và phương pháp ứng dụng chip đa xử lý.

Một tháng sau đó, HP còn đệ đơn lên Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) "tố" Acer xâm phạm 4 phát minh tương tự.

Acer phủ nhận mọi cáo buộc về xâm phạm quyền phát minh sáng chế mà HP nêu trong tài liệu trình tòa. Không chỉ có vậy, nhà sản xuất máy tính này còn khẳng định rằng chính HP đã xâm phạm những sáng chế mà Viện nghiên cứu công nghệ (ITRI) đóng tại Đài Bắc đã cấp bản quyền cho Acer.

Trong đơn phản cáo vừa trình lên tòa, Acer còn chỉ rõ một số nhà sản xuất khác của Đài Loan, trong đó có Hon Hai cần chịu nghĩa vụ pháp lý trong vụ việc HP cáo buộc Acer xâm phạm quyền phát minh sáng chế. Những công ty này là đối tác chế tạo và cung cấp linh phụ kiện cho Acer. Mỗi biên bản thỏa thuận giữu Acer và các nhà sản xuất này đều có điều khoản ràng buộc họ phải bảo đảm về tính hợp pháp của công nghệ, qua đó đưa ra những bằng chứng ủng hộ cho Acer trước lời cáo buộc từ phía HP.

hp

 

HP nhận án phạt 1,93 triệu USD do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Vào ngày 26/2 Tòa án thương mại Nga đã ra phán quyết yêu cầu tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ Hewlett-Packard (HP) nộp một khoản tiền phạt là 108 triệu Rúp (tương đương 1,93 triệu USD) nhằm bồi thường cho những các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, Tập đoàn HP bị cáo buộc trong việc nhập khẩu thiết bị công nghệ vào nước Nga trong vòng gần 5 năm, từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 6 năm 2015 mà không nộp một đồng thuế nào cho chính phủ. 

Trước đó công ty đã đề nghị tòa án bãi bỏ đơn kiện trên với lý do hiệp hội không chứng minh được rằng những thiết bị nhập khẩu này phục vụ cho sử dụng cá nhân chứ không phải cho công việc nhưng yêu cầu này đã bị toàn án bác bỏ. 

HP kiện Gateway vi phạm bản quyền thiết kế PC

Vào năm 2004, HP đã đệ đơn lên toàn án ở San Diego kiện hãng máy tính Gateway vi phạm 6 bản quyền phát minh liên quan tới máy tính để bàn, máy xách tay và máy chủ.

Trước kia, Gateway đã được cấp quyền sử dụng các bằng sáng chế trên từ năm 1994 đến 1999, nhưng sau đó họ không mua quyền sử dụng tiếp”, Beyers cho biết.

Nếu hai bên không giàn xếp được vấn đề này, HP yêu cầu Gateway phải bồi thường thiệt hại vì đã sử dụng bằng sáng chế trong thời gian qua, đồng thời buộc công ty này phải mua quyền sử dụng nếu tiếp tục.

Về phần mình Gateway cho biết: “Thực tế là cả hai công ty chúng tôi đều sở hữu một số quyền sáng chế quan trọng trong lĩnh vực công nghệ máy tính. Do đó, HP nên xem xét chín chắn trước khi đưa vấn đề này ra toà. Chúng tôi tin tưởng vào vị trí của mình và sẽ bảo vệ đến cùng”. 

WiLAN kiện Apple, HP, Dell vi phạm bản quyền

Vào năm 2011, công ty chuyên đầu tư phát triển bản quyền công nghệ của Canada là WiLAN đã chính thức đệ đơn lên tòa án Texas, Hoa Kỳ nhằm khởi kiện một loạt các công ty điện tử như Dell, HP và cả Apple cùng với 6 bị đơn khác nữa.

WiLAN cáo buộc những công ty nói trên đã vi phạm 2 bằng sáng chế về công nghệ không dây đang được WiLAN sở hữu, bao gồm: bằng mang mã số RE 37.802, có nội dung liên quan đến một số phát minh thuộc lĩnh vực mạng thông tin liên lạc CDMA, HSPA; và bằng số 5.282.222 về công nghệ Wi-Fi và LTE.

Theo những giấy tờ được trình lên tòa, WiLAN mong muốn mọi hành vi xâm phạm phải bị ngăn chặn và các công ty thủ phạm phải chịu bồi thường. Tuy nhiên, mục đích thực chất của công ty Canada này là tìm cách ép các bị đơn của vụ kiện chấp thuận kí kết hợp đồng thuê mướn có tính phí đối với hai bằng sáng chế nêu trên.

Thái Vi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.