SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Những khó khăn trong hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ năm 2020

12:31, 25/12/2020
(SHTT) - Năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 hoành hành nhưng Cục Sở hữu trí tuệ vẫn đạt được nhiều thành tựu tích cực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn trong hoạt động của Cục.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), PGS, TS Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết, trong những năm qua, Cục SHTT đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho công tác phát triển triển tài sản trí tuệ của các trường, viện, cũng như có các biện pháp nâng cao nhận thức về SHTT.

Bộ trưởng ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả mà Cục SHTT đạt được trong năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, Cục SHTT đã nỗ lực thúc đẩy hoạt động trên hầu hết các mặt, trong đó có các kết quả nổi bật như lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) nhận được vẫn tăng (1,7%), trong đó đơn sáng chế tăng 3,8%, đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 4,3%, đặc biệt là đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) đạt mức cao nhất từ trước đến nay (24 đơn).

cuc shtt

Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn 

Kết quả xử lý đơn SHCN đạt mức khá (tăng 8,3% so với năm 2019). Lượng văn bản ban hành SHCN cấp ra tăng 15,6% so với năm 2019, trong đó giấy chứng nhận đăng ký CDĐL tăng gấp đôi, bằng độc quyền sáng chế tăng 63% và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tăng 14,8% so với năm 2019.

Năm qua, Việt Nam tổ chức tốt các hoạt động trong Năm ASEAN 2020; đảm nhiệm tốt vị trí Chủ tịch Nhóm công tác về SHTT của ASEAN. Cục cũng đã chủ động, tích cực trong đàm phán nội dụng về SHTT trong các Hiệp định thương mại quốc tế.

Tuy nhiên Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn cho biết dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng hoạt động của Cục SHTT vẫn còn có những khó khăn, tồn tại do lượng đơn SHCN nộp vào tăng cao trong khi nguồn lực, hạ tầng về CNTT, cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu. Hoạt động ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc các nhiệm vụ CNTT chậm triển khai làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc của Cục. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật xuống cấp đáng kể, chưa đáp ứng nhu cầu công việc và điều kiện làm việc...

Một trong những vấn đề cần lưu ý nữa tại Việt Nam đó là SHTT trong trường đại học vẫn khá mới mẻ. Tuy đã có một số trường đại học triển khai hoạt động SHTT, bắt đầu thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT, nhưng hoạt động vẫn còn lúng túng. Tại Hội thảo về SHTT mới đây, ông Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng trường đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trường thuộc tốp 400 trường đại học hàng đầu thế giới về công nghệ và kỹ thuật và thuộc tốp 500 về khoa học máy tính, do đó trường luôn chú trọng vấn đề SHTT và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2008, trường đã thành lập Công ty BK-Holdings để chuyển giao công nghệ và mới đây đã thành lập Ban chuyển giao công nghệ. Nhưng vướng mắc là năng lực quản trị tài sản trí tuệ của trường vẫn còn yếu. Ông Trần Văn Nam, Trưởng Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, có trường hợp được cấp hai bằng độc quyền sáng chế, được chuyên gia nước ngoài định giá dây chuyền công nghệ trị giá lên tới hàng triệu USD nhưng lại đang loay hoay trong việc thương mại hóa sản phẩm công nghệ của mình.

Nguyên nhân của tình trạng bảo vệ quyền SHTT tại các trường đại học chưa hiệu quả là do phần lớn các trường chưa có quy định về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường, dẫn đến khó khăn trong việc phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa. Việc xác lập quyền đăng ký bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được các nhà khoa học nhận thức một cách đầy đủ, nhiều kết quả nghiên cứu chưa tiến hành đăng ký bảo hộ sáng chế. Mặc dù những năm gần đây số lượng bài báo của trường đại học công bố trên các tạp chí khoa học tăng đáng kể, nhưng nhiều nhà khoa học không nhận thức được cần phải đồng thời tiến hành bảo hộ sáng chế cho các kết quả nghiên cứu đó. Ngoài ra còn do nhiều trường chưa thành lập tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ, tư vấn cho các nhà khoa học trong việc đăng ký, xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ.

Để giải quyết những bất cập trên, Phó Cục trưởng Phan Ngân Sơn cho biết, trong năm 2021, Cục SHTT sẽ trình Đề án Kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực của Cục giai đoạn 2021-2026 và tổ chức triển khai Đề án sau khi được phê duyệt. Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT đến năm 2030 và Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 theo Quyết định số Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác xử lý đơn SHCN, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT phục vụ cho công việc chuyên môn của Cục.

Minh Hà

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng 22/3 vừa qua, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận kiểm định chất lượng cho 7 chương trình đào tạo trình độ đại học: Công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật ô tô, dược học, kế toán, kinh tế, tài chính, ngân hàng.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Nước ta vừa ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A (H5N1) thứ 2 kể từ năm 2024. Tuy nhiên, cơ quan y tế cũng nhấn mạnh trong lịch sử, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A (H5N1) lây từ người sang người.
Tin tức 8 giờ trước
Sáng 25/3, tại Sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM), giải GolfViet Spring Cup 2024 thu hút hơn 100 golfer tham gia với nhiều giải thưởng hấp dẫn.
Trong nước 9 giờ trước
Được chế tác thủ công và mạ vàng thật, cúp Rồng vàng đang là điểm nhấn và thu hút sự chú ý tại giải GolfViet Spring Cup 2024.