SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 28/03/2025
  • Click để copy

Khó khăn trong kiểm tra kiểm soát trên nền tảng TMĐT

12:51, 01/08/2024
(SHTT) - Sự phát triển bùng nổ của các sàn thương mại điện tử trong thời gian gần đây đang gây nên những khó khăn, thách thức lớn đối với công tác kiểm soát hàng hóa và giám sát thị trường của lực lượng chức năng.

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử là một hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong hoạt động thương mại. Mặt khác do tác động của thị trường cùng với sự ảnh hưởng từ sau đại dịch Covid-19 đã hạn chế đáng kể sự giao lưu, tham gia các hoạt động kinh doanh, mua sắm trực tiếp.

Cùng với đó là sự bùng nổ của Internet, cách mạng công nghiệp 4.0. Thay vào đó hoạt động thương mại điện tử thực sự “lên ngôi”, mang lại những thuận lợi cho người tiêu dùng, người kinh doanh nhưng cũng đặt ra những khó khăn, thách thức cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử của lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường, cụ thể:

Thứ nhất, chủ thể tham gia thương mại điện tử rất đông, ai cũng có thể kinh doanh trên mạng, rất khó để tìm thấy thông tin người bán, chỉ liên lạc qua điện thoại nên lực lượng chức năng khó tiếp cận để kiểm tra, xử lý; ngay cả khi tiếp cận được thì cũng khó xác minh được chủ nhân thực sự của số hàng đó là ai và ở đâu, bởi không có hóa đơn, chứng từ…

Thứ hai, các đối tượng kinh doanh thương mại điện tử thường không có cửa hàng, chỉ thông qua các website, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sau đó chuyển hàng và thanh toán trực tiếp theo thỏa thuận. Đồng thời, các website được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn khiến các lực lượng chức năng khó kiểm soát cũng như xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý.

Thứ ba, kho hàng trong kinh doanh thương mại điện tử có thể nằm bất kể ở đâu. Hàng hóa được phân tán, nhỏ lẻ, cất giấu ở nhiều nơi, thậm chí chỉ bán hàng qua trung gian. Thêm vào đó, các dịch vụ hậu cần chuyển phát, thanh toán rất hiện đại, nên hàng hóa được luân chuyển, vận chuyển trong nội địa rất nhanh. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong công tác trinh sát, nắm địa bàn của công chức Quản lý thị trường.

Thứ tư, nhận thức, kĩ năng nhận biết của người tiêu dùng còn hạn chế, hoặc do nhu cầu, ham giá rẻ nên biết hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn mua.

Thứ năm, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến TMĐT chưa theo kịp với sự phát triển, diễn biến ngoài thị trường, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Kiến thức, chuyên môn, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử còn nhiều hạn chế.

Doi9.Bai 7.2024.Anh 2

 

Do là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống kênh phân phối hàng hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thương mại, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước. Cùng với đó là Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, gắn kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách, định hướng phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại chính là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử. Trong khi Nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển. Với mục tiêu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Vì vậy, các giải pháp cần tập trung thực hiện như:

Một là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/8/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. Đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh, giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Hai là, tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế để hoàn thiện cơ chế, chính sách thích ứng với pháp lý và tập quán về hoạt động thương mại điện tử.

Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về thương mại điện tử, về các hành vi, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử. Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền theo các chuyên đề để phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân; tạo sức lan tỏa sâu, rộng để người dân tích cực, chủ động tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Bốn là, chú trọng nghiên cứu, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; thường xuyên bổ sung kiến thức nghiệp vụ, cập nhật các xu hướng phát triển công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ mới cho lực lượng chức năng đáp ứng yêu cầu. Nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử. 

Đội QLTT số 9 - Cục QLTT Thanh Hóa

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vicopro) cho biết, nhận được nhiều đơn thư phản ánh, kiến nghị từ người tiêu dùng và nhà bán lẻ tại Việt Nam về việc nhiều KOL, người nổi tiếng hoạt động kinh doanh online có dấu hiệu bất hợp lý, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Ngày 27/3/2025, hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức ngay trước thềm Nghị quyết về việc triển khai thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung, dự kiến được ban hành ngày 1/4/2025.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể lớn trên 30 người mắc, không xảy ra dịch bệnh truyền qua thực phẩm cho nhân dân và du khách.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng đồ uống Coca-Cola mới đây đã ban hành lệnh thu hồi hơn 10.000 lon đồ uống Original Coca-Cola do chứa tạp chất nhựa.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có văn bản số 141/TTTTN-NV ngày 24/3/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với mặt hàng đường cát.
. ..