SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 09/04/2024
  • Click để copy

Những điều chỉnh mới xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm và trong lĩnh vực y tế

07:29, 10/01/2022
(SHTT) - Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và 35 điều Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung 22 điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và 35 điều Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

1-2022 D1 a

 

Cụ thể:

* Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm:

- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 2, 3, 9, 10, 11, 15, 16, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 26, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

- Bổ sung thêm khoản 4, tại Điều 2 về việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu như sau:

Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;

Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 3 như sau:

Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”;

Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.

- Và đồng thời, bãi bỏ quy định tại điểm a, khoản 2, Điều; điểm d, khoản 10 Điều 22; điểm b, khoản 5, Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

* Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

- Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 1, 2, 3, 4, 12, 20, 32, 38, 39, 40, 48, 51, 57, 58, 59, 60, 66, 68, 70, 71, 72, 73, 74, 77, 78, 103, 104, 105, 106, 107 ,108, 109, 110, 111, 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

- Bổ sung mức phạt tiền:

Từ 1.000.000-3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch như: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác).

Từ 5.000.000-10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Từ 20.000.000-30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng dịch thuộc nhóm A.

Từ 30.000.000-40.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền...

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong hành vi: Thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, vi phạm một trong các hành vi sau về quản lý trang thiết bị y tế bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam; Kê khai giá không kèm đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định; Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế có thay đổi; Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cầu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;…

- Và đồng thời, bãi bỏ quy định tại các điểm c, d, khoản 2 Điều 39; các điểm b, c, g, h khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6, Điều 72; điểm b, khoản 3 Điều 73; điểm b, khoản 1, Điều 74; các điểm b và d khoản 2 Điều 75; khoản 2 Điều 78; điểm c khoản 5 Điều 107; điểm c, khoản 1, điểm c, khoản 2 và điểm c, khoản 3 Điều 111 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Minh Trang

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã về Hải Dương kiểm tra nhanh hiện tượng cá chết. Kiểm tra nhanh tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao dẫn tới cá thiếu oxy.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Nhằm giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ hệ thống thông tin trước nguy cơ tấn công ransomware, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ra mắt cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Những ngày vừa qua, người dân đang rất bức xúc vì sông Sặt đoạn chảy qua TP Hải Dương tràn ngập xác cá chết, mùi hôi thối bốc lên. Chủ tịch tỉnh Hải Dương yêu cầu các cơ quan liên quan tổ chức quan trắc chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông; rà soát các nguồn thải.
Tin tức 15 giờ trước
Ngày 6/4/2024, Lễ khai mạc và vòng 16 đội của Giải bóng đá cúp tài xế ô tô toàn quốc 2024 - lần thứ nhất - đã diễn ra tại Sân bóng đá An Phú Quận 2, TP Thủ Đức (TP.HCM).
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định 1300/QĐ-UBND ngày 3/4/2024 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (đợt 2).