SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Những điều cần biết về Hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp La-hay

07:38, 22/10/2021
(SHTT) - Hệ thống La-hay được điều chỉnh bởi Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế KDCN, do WIPO quản lý. Việt Nam đã tham gia Văn kiện Geneva 1999 của Thỏa ước La-hay, theo đó, doanh nghiệp Việt có thể sử dụng hệ thống La-hay để nộp đơn đăng ký quốc tế KDCN tại nhiều nước thành viên của văn kiện này .

 Nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cần thiết nhất giúp doanh nghiệp có thể tìm ra phương thức để vừa xây dựng và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT), vừa nâng cao được giá trị doanh nghiệp của mình để tồn tại và phát triển, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) đã phối hợp với Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) biên soạn và xuất bản cuốn 'Cẩm nang hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp'.

Trong cuốn cẩm nang này, các chuyên gia đã chỉ rõ chức năng và trình tự thực hiện của Hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (KDCN) La-hay.

Theo đó, hệ thống La-hay cho phép doanh nghiệp chỉ cần nộp một đơn đăng ký quốc tế duy nhất với một ngôn ngữ duy nhất nhưng cùng một lúc có thể chỉ định vào nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau, nhờ đó tránh được các thủ tục phức tạp và khác nhau của mỗi nước. Ưu điểm này cũng được tận dụng khi có sửa đổi hay gia hạn đăng ký quốc tế, cụ thể là chỉ cần một khoản phí duy nhất để gia hạn và một thủ tục đơn giản để ghi nhận sự thay đổi bất kỳ, ví dụ, thay đổi về chủ sở hữu hoặc địa chỉ.

lahay

 Những điều cần biết về Hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp La-hay

Không giống như việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid yêu cầu phải có đơn quốc gia đã nộp tại nước xuất xứ, hệ thống La-hay không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp đơn quốc gia trước đó, và có thể chỉ định chính quốc gia của doanh nghiệp trong đơn đăng ký quốc tế tại thời điểm nộp đơn (lưu ý là hệ thống La-hay không cho phép chỉ định thêm sau khi nộp đơn như hệ thống Madrid). Một đơn đăng ký quốc tế có thể đăng ký cho tối đa là 100 kiểu dáng có cùng phân loại kiểu dáng quốc tế Locarno. Nếu đã nộp đơn quốc gia trước đó, thì đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (theo Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp) trên cơ sở đơn quốc gia này.

Các vấn đề như điều kiện bảo hộ, thẩm định nội dung và chấp nhận bảo hộ, cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu KDCN phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia/vùng lãnh thổ thành viên.

Trình tự thực hiện đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam theo Thỏa ước La-hay

Tiếp nhận đơn và thẩm định hình thức:

Đơn đăng ký quốc tế KDCN có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp trực tiếp cho WIPO (nộp trực tuyến qua eHague, nộp đơn dạng file điện tử hoặc nộp đơn giấy) hoặc nộp qua trung gian là Cục SHTT (nộp trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện).

Hồ sơ đăng ký:

-  Tờ khai (theo mẫu)

-  Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN

-  Các tài liệu liên quan (nếu cần)

Cơ quan nhận đơn đăng ký quốc tế (WIPO hoặc Cục SHTT) sẽ thẩm định hình thức đơn và yêu cầu người nộp đơn sửa chữa sai sót (nếu có).

Công bố quốc tế:

Khi đơn đăng ký quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, KDCN sẽ được cấp Đăng ký quốc tế và công bố trên Công báo của WIPO.

Xử lý đơn sau khi công bố:

WIPO sẽ gửi thông báo về Đăng ký quốc tế cho các nước thành viên để các nước thành viên được chỉ định tiến hành thẩm định nội dung đối với Đăng ký quốc tế.

Chấp nhận bảo hộ:

Nếu không có thông báo từ chối gửi cho WIPO trong thời hạn quy định (6 hoặc 12 tháng, tùy theo nước thành viên được chỉ định, kể từ ngày nhận được thông báo về Đăng ký quốc tế từ WIPO, thường chính là ngày công bố trên Công báo của WIPO), thì có nghĩa là Đăng ký quốc tế được chấp nhận tại nước thành viên được chỉ định và việc bảo hộ KDCN trong Đăng ký quốc tế sẽ giống như KDCN được đăng ký tại chính nước thành viên đó, tức là Đăng ký quốc tế có quyền giống như đăng ký quốc gia về phạm vi bảo hộ và thực thi.

Từ chối bảo hộ:

Mỗi nước thành viên được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ KDCN trong Đăng ký quốc tế và phải thông báo cho WIPO trong thời hạn từ chối. WIPO có trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn về việc từ chối này để người nộp đơn làm việc trực tiếp với cơ quan KDCN của nước thành viên liên quan. WIPO sẽ không tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, nước thành viên liên quan phải thông báo cho WIPO quyết định cuối cùng. Quyết định này cũng được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo của WIPO.

Hà Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.