SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những điều cần biết về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

07:00, 31/10/2016
Câu hỏi: Tôi muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm tôi sáng chế ra. Vậy cho tôi hỏi tôi cần làm những gì?

Trả lời:

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần nắm bắt được các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

1. Kiểu dáng công nghiệp phải là đối tượng được bảo hộ: Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1- Có tính mới;

2- Có tính sáng tạo;

3- Có khả năng áp dụng công nghiệp

Như vậy, để đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì đầu tiên, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng ba điều kiện nêu trên.

dang ky kieu dang cong nghiep

 Những điều cần biết về đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Nguồn: dangkythuonghieu.org)

2. Chủ thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải có quyền đăng ký:

Theo quy định tại Điều 86 – Luật sở hữu trí tuệ thì Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

a) Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

3. Điều kiện đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các tài liệu sau:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Mẫu kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ;

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất, cụ thể:

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;

b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

Hy vọng những thông tin về các điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói trên sẽ giúp quý khách hàng nắm bắt được những thông tin cơ bản, phục vụ cho nhu cầu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Theo Viettinlaw

Tin khác

Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp (SHCN), sở hữu trí tuệ (SHTT) ở các địa phương đã đạt được một số thành tích nhất định, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, nhà nước cũng chú trọng vào những giải pháp, nhiệm vụ trong công tác quản lý SHTT.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra 02 cửa hàng thuộc CTCP vàng bạc đá quý Lê Cương; địa chỉ: Số 12, Lê Quý Đôn, Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, phát hiện, tạm giữ 09 sản phẩm vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel và Louis Vuitton có trị giá 66.854.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 2 tuần trước
(SHTT) - Tại Hội nghị quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2023, hoạt động quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.