SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những cuộc chiến bảo hộ thương hiệu đình đám tại Việt Nam

21:00, 16/05/2017
(SHTT) - Với những doanh nghiệp lớn thì việc bảo hộ thương hiệu được coi là nhiệm vụ sống còn nhất là trong thời điểm quy định về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn chưa chặt chẽ. Dưới đây là những cuộc chiến bảo hộ thương đình đám nhất tại Việt Nam.

Gian nan cuộc chiến bảo hộ thương hiệu cà phê Trung Nguyên

Để đưa được thương hiệu cà phê Trung Nguyên vươn ra tầm thế giới thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ cùng công ty của mình đã phải đối mặt với rất nhiều vất vả, gian nan trong cuộc chiến giành và giữ thương hiệu. Đây cũng được xem là cuộc chiến bảo hộ thương hiệu do quên không đăng ký đầu tiên tại Việt Nam.

Cụ thể, vào năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để có được chiến thắng trong cuộc chiến này, Trung Nguyên đã phải mất hàng trăm nghìn USD. Sau đó, cà phê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

nhung cuoc chien bao ho thuong hieu

 

Chưa dừng lại ở đó, thương hiệu của Trung Nguyên lại bắt đầu dậy sóng và một cuộc chiến giữa café Trung Nguyên và cafe Highlands của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) đã diễn ra khi website trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee.

Cụ thể, khi đăng ký tên miền này tại Australia thì Trung Nguyên phát hiện Công ty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Trung Nguyên cho rằng, Highlands cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên đại diện của VTI đã thẳng thừng bác bỏ điều này và khẳng định mình không hề có sự liên quan nào đến công ty đã đăng kí tên miền trungnguyen.com.au là Công ty The trustee for Hinchliffe Trust.

Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendee Coffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

Tra cứu trên trang chủ của Văn phòng về Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) cho thấy, bản quyền (Trademark) thương hiệu Legendee Coffee (café legendee - café Chồn) đã được đăng kí tại Mỹ, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen.

Trên hệ thống của USPTO cũng đã thể hiện kết quả rằng, bản quyền Trung Nguyen Coffee, G7 coffee và thương hiệu Trung Nguyen thuộc sở hữu của Trung Nguyên Việt Nam, nhưng Trung Nguyên không đăng kí bản quyền Legendee Coffee.

Trên trang chủ legendeecoffee.com ghi rõ: "Bản quyền thương hiệu Cà phê Legendee (Legendee Coffee) và tất cả các thiết kế, văn bản, đồ họa, hình ảnh xuất hiện trên website www.legendeecoffee.com là tài sản thuộc sở hữu của ông Alexander Nguyen đã được đăng ký và bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ".

Công ty máy lọc nước Toshiba Việt Nam xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của Toshiba Nhật Bản

Theo thông tin được đăng tải trên báo Pháp luật Việt Nam, công ty TNHH Máy lọc nước Toshiba Việt Nam đã đăng ký bán thiết bị máy lọc nước. Mặc dù trên thiết bị có ghi tên công ty đầy đủ nhưng chữ Toshiba lại ghi rất to và nổi bật, khiến người tiêu dùng hiểu lầm đây là một sản phẩm của nhãn hiệu Toshiba nổi tiếng của Nhật.  

nhung cuoc chien bao ho thuong hieu a

 

Vì vậy Tập đoàn Toshiba đã gửi thư khuyến cáo. Các luật sư cũng nhận thấy công ty này đã có hành vi xâm phạm giữa tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa. Cuối năm 2016, công ty máy lọc nước Toshiba Việt Nam đã cam kết tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Nhưng sau đó, người đứng đầu công ty này lại lập một công ty khác để tiếp tục phân phối sản phẩm xâm hại đến nhãn hiệu hàng hóa của một tập đoàn toàn cầu. Như vậy cuộc chiến lại bắt đầu.

Đại diện Toshiba Nhật Bản đã buộc phải nộp đơn đến Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ và đơn được chuyển về Sở KH&CN Đắk Lắk. Tháng 3/2017, Sở tổ chức thanh tra toàn diện công ty nhưng do công ty nhận được quyết định thanh tra từ trước nên khi đoàn thanh tra đến trong kho không còn bất kỳ một sản phẩm nào có hành vi xâm hại nhãn hiệu hàng hóa, dù công ty thừa nhận có phân phối sản phẩm máy lọc nước Toshiba.

Cùng với hành động loại trừ này, công ty thực hiện thêm một động thái “nộp đơn xin giải thể”. Thanh tra Sở sau đó cũng chỉ ra được kết luận thanh tra mà không có hình thức xử phạt vì công ty này đã giải thể.

Nhãn hiệu Hermes bị xâm phạm tại Việt Nam

Nhãn hiệu Hermes vốn là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và nó cũng đã được bảo hộ theo Điều 6 Luật SHTT. 

Vào năm 1957, Hermes đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam thông qua Tổ chức SHTT thế giới. Nhưng nhiều chủ thể tại Việt Nam vẫn ngang nhiên xâm hại nhãn hiệu này. 

nhung cuoc chien bao ho thuong hieu b

 

Rất nhiều mặt hàng giả mang nhãn hiệu Hermes đang được bày bán tràn lan tại Việt Nam. Gần đây nhất, chiếc túi cá sấu bạch tạng của Hermes có giá 2 tỷ đồng, khách hàng phải đặt hàng 6 năm mới mua được thì cũng xuất hiện tràn lan tại nước ta.

Cũng theo thông tin được đăng tải trên báo Pháp Luật Việt Nam thì một công ty ở Hà Nội đã đăng ký tên doanh nghiệp mang tên Hermes, chuyên bán thảm, trong khi Hermes đã đăng ký bảo hộ cho tất cả các nhóm dịch vụ hàng hóa từ 1- 45 tại Việt Nam. 

Khi nhận đơn khuyến cáo phải thu hồi thì phía đại diện công ty này cho biết rằng tên công ty của họ được Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp hợp pháp nên không có lý do gì để họ phải thu hồi mà không biết rằng giấy chứng nhận quyền SHTT do Cục SHTT cấp, còn tên doanh nghiệp lại do đầu mối từ các Sở Kế hoạch và đầu tư cấp nên việc xâm hại giữa nhãn hiệu và tên thương mại hoàn toàn có thể xảy ra.

PV(t/h)

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.