SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Những con số đáng báo động về dịch sốt xuất huyết

16:00, 26/07/2017
(SHTT) - Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, dịch SXH tại Hà Nội tăng cao. Tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội là 57,2 trường hợp/100.000 dân và đứng thứ 19 trong cả nước.
sot

Những con số đáng báo động về dịch sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Mới đây, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh TP Hà Nội đã họp khẩn cấp bàn biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) khi dịch bệnh đang tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh, bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để dịch kéo dài, lan rộng.

Theo báo cáo, tính từ ngày 1/1/2017 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 6.699 bệnh nhân mắc bệnh SXH, trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh; 1 trường hợp tử vong tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa), 2 trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh SXH tại phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) và phường Cống Vị (quận Ba Đình). Các đơn vị có số ca mắc cộng dồn cao là: Đống Đa (1.047 ca); Hoàng Mai (1.344 ca); Hai Bà Trưng (508 ca); Thanh Trì (427 ca); Thanh Xuân (420 ca); Hà Đông (406 ca).

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, dịch SXH tại Hà Nội tăng cao vào năm 2009 với 16.090 ca mắc, có 4 người tử vong; năm 2015 với 15.412 ca mắc; còn lại trung bình mỗi năm 5.000 - 6.000 ca mắc. Tính số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 3 trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương); tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội là 57,2 trường hợp/100.000 dân và đứng thứ 19 trong cả nước.

Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết thêm, nhờ phát hiện và điều trị sớm, nên hiện nay hầu hết số bệnh nhân mắc SXH đã được điều trị khỏi và ra viện, chỉ còn khoảng 700 trường hợp (chiếm 10%) đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Bệnh nhân SXH xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 411 xã, phường, thị trấn (chiếm 70% số xã, phường), song hiện tại chỉ còn 236 xã, phường, thị trấn (chiếm 40,4%) có bệnh nhân mắc mới trong 1 tuần gần đây.

Biểu hiện của sốt xuất huyết

Thể bệnh nhẹ: 

Bệnh nhân sẽ bị sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:

Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Trên da sẽ xuất hiện những vết chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Người bệnh có thể phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng

Cùng với đó, bệnh nhân sẽ bị đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ở phụ nữ, xuất huyết thường biểu hiện rong kinh. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu sốc

Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã; chân tay lạnh; tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Tuy không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc nhưng nên thận trọng theo dõi khi nghi ngờ sốt xuất huyết để kip thời phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm kể trên.

Cách phòng chống sốt xuất huyết

Cha mẹ cần chú ý cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày; không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt); thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.

da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Cùng với đó, các gia đình cũng cần đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy); dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi.

PV 

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thông báo sẽ triển khai đồng loạt thu phí không dừng (ETC) tại 5 sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất từ ngày 5/5/2024.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trước số 32/47 An Dương, CAP Yên Phụ, quận Tây Hồ phối hợp cùng Đội QLTT số 9 tiến hành kiểm tra xe moto BKS: 29C1-58385 do N. T. D,SN 1980, nơi thường trú: Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội điều khiển.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Tối 26/3, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Truyền thông tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ, Tài năng trẻ Quảng Ninh năm 2023 - Chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với chủ đề "Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên".
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị lần 2 về hợp tác số toàn cầu với chủ đề "Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường nước ngoài.