SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Đà Nẵng ra mắt chợ 4.0 hướng đến phát triển điểm du lịch hấp dẫn

10:58, 21/09/2022
TP Đà Nẵng vừa ra mắt chợ 4.0 không dùng tiền mặt, hứa hẹn cải thiện những bất lợi để phát triển các khu chợ truyền thống thành điểm du lịch hấp dẫn.

Chợ tiện lợi

Chợ ở thành phố biển Đà Nẵng cũng như những chợ truyền thống ở Việt Nam, sức hút bao đời nằm ở sản vật đậm phong vị văn hóa vùng miền. Ký ức về chợ là những bó rau non xanh, bóng dáng tảo tần của các chị, các bà gồng gánh kế sinh nhai dầu dãi nắng mưa. Ký ức về chợ còn thể hiện qua những phiên mua bán eo sèo tiền chẵn, tiền lẻ, rút ví, thối tiền.

Sau đại dịch Covid-19, chợ truyền thống bộc lộ rõ những bất lợi trong quy hoạch đô thị qua góc nhìn của nhà quản lý như: Buôn bán nhỏ, lẻ, manh mún, mất vệ sinh. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày nay bận rộn ưu tiên cho sự tiện lợi. Trước sự lên ngôi của các siêu thị, trung tâm thương mại, sự mở rộng chuỗi các cửa hàng bán lẻ sạch sẽ, sang trọng ở đô thị thì chợ truyền thống phải đối mặt với không ít thử thách.

Mô hình chợ 4.0 ra đời với mục đích thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, hướng đến phát triển các chợ không dùng tiền mặt. Hoạt động được Sở Công Thương TP Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel triển khai tại các chợ do Sở Công Thương quản lý.

12a49d1c2adfee81b7ce

Chợ Cồn tiên phong mô hình chợ 4.0 thành phố Đà Nẵng.

Một buổi chiều, chúng tôi ghé chợ Cồn (quận Hải Châu). Chợ được xây dựng từ năm 1940 nay tọa lạc trên con đường sầm uất có 2 mặt nằm trên trục chính đường Ông Ích Khiêm và đường Hùng Vương. Chợ Cồn mở cửa từ 7 - 23 giờ hàng ngày, đang là điểm hẹn khám phá đầy quyến rũ khi đến thành phố biển.

“Đi chợ nhiều khi ái ngại nhất là mình không có tiền lẻ, mới rút ví tờ mệnh giá 500.000 đồng ra lại thấy ngay vẻ lúng túng của người bán hàng. Giờ đây tôi mua "thả ga" không quá lo lắng thiếu tiền mang theo”, cô Phan Xuân Hoài nói.

Chủ cửa hàng tạp hoá Hà Cường, chợ Cồn cho biết: “Sau khi triển khai mô hình 4.0, lượng khách thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên đến 70%”.

Theo tiểu thương này, khi mua sản phẩm giá trị chỉ từ 10 - 20 ngàn đồng du khách cũng thích chuyển khoản. “Ban đầu, họ thường chuyển khoản thanh toán không qua ứng dụng Viettel Money. Đa phần đó là khách du lịch nên chưa biết đến ứng dụng còn giờ thì quen hơn rồi”, chủ cửa hàng tạp hóa Hà Cường vừa nghe điện thoại reo “ting … ting” báo nhận tiền vừa cười nói.

5d63f3f37f30bb6ee221

 Mua sắm chỉ bằng vài lần chạm tay ở chợ 4.0 TP Đà Nẵng.

Bà Huỳnh Thị Kim Cương, tiểu thương ở chợ Cồn cho rằng: “Ứng dụng Viettel Money rất tiện. Thường du khách rất ngại khi phải mang theo nhiều tiền mặt. Người mua chuyển tiền vào tài khoản mình, mình thanh toán tiền hàng qua ứng dụng luôn nên rất nhanh.”

Việc mua bán chỉ cần quét mã, không thối tiền lẻ nhanh chóng và thuận lợi. Ông Đậu Văn Trịnh một du khách đến chợ Cồn đang tìm hiểu thêm về ứng dụng này cho hay: “Chợ Đà Nẵng giờ như siêu thị và tôi rất thích vì hàng hóa ở đây phong phú hơn siêu thị rất nhiều lần. Tới đây tôi mới nghe nói đến ứng dụng Viettel Money này nên tôi chọn chuyển khoản. Khi về tôi sẽ tìm hiểu”.

17e7de835140951ecc51

 Chợ Cồn "thiên đường" mua sắm đặc sản và ẩm thực.

Mô hình chợ 4.0 ở chợ Cồn đến nay đã 5 tháng hoạt động. Hiện ba chợ Cồn, chợ Hàn và chợ Đống Đa đã được trang bị mã code cho hơn 1.000 gian hàng, kết nối với 37 ngân hàng và ví điện tử Viettel Money. Sau 5 tháng thử nghiệm, số lượng tiểu thương đăng ký tham gia mô hình ngày càng tăng lên.

Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Hạnh cho biết: “Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, hỗ trợ tiểu thương đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử và tạo điểm bưu chính Viettel tại các chợ để dễ dàng gửi và nhận hàng hóa”.

“Mô hình mới triển khai có nhiều chương trình khuyến mãi như miễn phí 12 tháng khi đăng ký cửa hàng Viettel Money; hoàn tiền gửi xe cho khách hàng đi chợ quét mã QR-code; tặng quà bằng hiện vật cho khách hàng tham gia trải nghiệm thanh toán bằng ứng dụng Viettel Money. Nhưng tôi sợ rằng sau khi hết khuyến mãi người tiêu dùng sẽ trở lại chuyển khoản”, chủ cửa hàng tạp hóa Hà Cường cho hay.

Phát triển chợ du lịch

Chúng tôi tiếp tục tìm đến chợ Hàn 30 tuổi nằm bên bờ sông Hàn thơ mộng và cảm nhận một sinh khí mới khi đến mua sắm tại đây. Khu chợ truyền thống có hơn 700 gian hàng. Trưởng Ban Quản lý chợ Hàn cho hay: "Lượng khách du lịch đến chợ chiếm 90%, trong đó chủ yếu khách từ Hàn Quốc, TP Hồ Chí Minh và Hà Nội."

Bắt kịp nhu cầu mua sắm của du khách, từ năm 2020 đến nay, Ban Quản lý chợ đã khuyến khích tiểu thương chợ Hàn mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng kinh doanh tập trung vào thời trang, quà lưu niệm, túi xách, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hải sản tươi sống.

“Tôi nghe nói chợ chuyển đổi khu ẩm thực để phục vụ du lịch thấy vui lắm. Phải luôn thay đổi khỏi lạc hậu. Chẳng những hướng dẫn thanh toán qua thẻ, Ban quản lý chợ còn tổ chức các lớp học ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài bằng tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật Bản”, anh Nguyễn Ngà - tiểu thương bán các món đặc sản ở chợ Hàn cho biết.

Theo anh Nguyễn Ngà: “Tôi sẽ bán thêm một số mặt hàng khi chuyển xuống khu ẩm thực mới. Chợ truyền thống là giữ những sản phẩm truyền thống, nếp văn hóa nhưng phải luôn thay đổi sạch sẽ, cơ sở hiện đại mới hấp dẫn du khách. Tôi mong muốn chợ thường xuyên nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xã hội thay đổi từng ngày từng giờ".

9ff8adc8220be655bf1a

 Chợ Hàn truyền thống sẽ được nâng cấp trở thành chợ du lịch.

Để chuyển đổi các chợ truyền thống trở thành điểm du lịch thì cơ sở hạ tầng và vệ sinh đặc biệt được quan tâm chú ý. Chợ Phước Mỹ đã được nâng cấp hệ thống ống thoát nước, nhà vệ sinh, lót lại sàn chợ bằng gạch gốm bắt mắt. Các ngành hàng ẩm thực thực hiện chuyển đổi bàn ghế nhựa, gỗ qua inox.

Chợ không chỉ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng, tư liệu sản xuất. Nơi đó còn là không gian giao tiếp văn hóa của cộng đồng dân cư. Từ xưa đến nay, chợ vẫn được xem là “mạng xã hội” rất sôi động về thông tin, phản ánh văn minh, tiến bộ, văn hóa của địa phương.

Chợ 4.0 TP Đà Nẵng góp phần khẳng định vị trí thương hiệu địa phương dẫn đầu về chuyển đối số để lan tỏa ra nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Qua đó, TP Đà Nẵng cùng những giải pháp đồng bộ phát triển chợ truyền thống, kỳ vọng các khu chợ sẽ trở thành những điểm đến lôi cuốn không thể bỏ qua.

Bảo Hòa

Tin khác

Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững trên địa bàn. Trong bảo vệ môi trường, việc quản lý chất thải rắn phát sinh được chú trọng.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Những kết quả đạt được trong quý I đang tạo niềm tin, khí thế, động lực cho tỉnh Thanh Hóa để hoàn thành kế hoạch năm 2024.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Trong Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch huyện đảo Cô Tô đến năm 2025, huyện Cô Tô xác định mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đảm bảo tính bền vững.
Trong nước 1 ngày trước
Được chế tác thủ công và mạ vàng thật, cúp Rồng vàng đang là điểm nhấn và thu hút sự chú ý tại giải GolfViet Spring Cup 2024.
Liên kết hữu ích