SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Những chi tiết phim khiến khán giả luôn hiểu lầm về Batman

13:00, 18/05/2020
(SHTT) - Là một trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất hành tinh, Batman không tránh được những tam sao thất bản qua bàn tay “dựng chuyện” của các nhà làm phim.

Dù phim có hay đến đâu, nhưng mỗi phiên bản điện ảnh đều đã có sự chỉnh sửa, tô vẽ theo cá tính của mỗi nhà làm phim, chính vì vậy khi đến với công chúng, các bộ phim Batman đã không còn giữ đúng được hình tượng nhân vật gốc. Một số phiên bản cho khán giả thấy chân dung Batman là người thừa kế giàu có và kì quặc, vài phiên bản khác lại thể hiện siêu anh hùng này là một thám tử hời hợt và phô trương. Bằng cách đó, các bộ phim dường như luôn khiến khán giả hiểu sai về Batman và 5 chi tiết sau đây là những bằng chứng cụ thể.

Batman luôn giết nhân vật phản diện

Điều hấp dẫn nhất ở Batman với các con nghiện truyện tranh đó là nhân vật này luôn tuân thủ 1 quy tắc kiên định khi giao chiến với kẻ thù: Batman không giết người. Quy tắc này được đưa ra trong ấn phẩm truyện tranh năm 1941.

Batman giết Joker trong “Batman 1989”

Tuy nhiên, trên màn ảnh rộng, Bruce Wayne thực sự có thể là kẻ giết người sung mãn nhất thành Gotham. Trong phim Batman năm 1989 của Tim Burton, Batman làm nổ tung một nhà máy hóa chất đầy tay sai của Joker thậm chí còn quăng chết một gã theo phong cách đấu vật man rợ trong đoạn cao trào lên tháp chuông. Trong "Batman vs Superman" đầy ắp những cảnh Batman máu lạnh nghiền nát kẻ thù dưới bánh xe tên lửa của mình. Mặc dù vậy, vẫn có những phần phim như “Batman: Begins", Christopher Nolan đã giữ lại nguyên tắc vàng của truyện khi Batman nói với Ra's al-Ghul: "I'm not going to kill you... but I don't have to save you" (Tôi sẽ không giết ông, nhưng cũng sẽ không cứu ông) trước khi rời đi và bỏ lại Ra's al-Ghul chết trong vụ nổ tàu.

Batman dùng súng đạn

Ngay cả khi các tín đồ truyện tranh sẵn sàng nới lỏng định kiến về việc Batman bản điện ảnh giết người thì các nhà làm phim vẫn có xu hướng đưa mọi chuyện đi xa hơn. Ném một gã khỏi tháp chuông hay đấm Penguin rơi xuống ống cống đầy chất thải độc hại là một chuyện, nhưng sử dụng súng đạn lại là chuyện khác.

Batman hoàn toàn không thích dùng súng, kể từ khi chứng kiến bố mẹ bị sát hại dưới mũi súng, Batman đã bị ám ảnh và ác cảm với súng đạn. Anh thích sử dụng vũ khí như boomerang kim loại hình con dơi. Tuy nhiên trong hầu hết các bộ phim, người hùng bóng đêm vẫn được trang bị vũ khí đến tận răng. Trong "Batman vs Superman", Wayner Bruce hầu như chỉ chạy lăng xăng với khẩu súng vô dụng trong khi Superman và Wonder Woman chiến đấu với Doomsday.

Batman cầm súng vô dụng trong cảnh chiến đấu với Doomsday trong “Batman vs Superman”

Thực tế đó chỉ là một phần nhỏ trong kho vũ khí được trang bị một cách lố bịch trên xe của Batman. Cả "Batman" (1989) và "Batman vs Superman" đều trang bị súng máy gắn trên mui batmobile để sẵn sàng nã thẳng làn đạn vào kẻ thù. Ngay cả siêu xe của Hiệp sĩ bóng đêm trong "The Dark Knight" cũng thiết kế đầy những khẩu đại bác khổng lồ, tuy nhiên Nolan đã xử lý tinh tế hơn một chút bằng việc dùng chúng thổi bay những chiếc xe không người chứ không phải để giết người.

Batman hành sự vì định kiến cá nhân

Trong quá khứ, phim siêu anh hùng được liệt vào thể loại phim hành động và vì thế nó phải tuân theo những đặc tính truyền thống của thể loại. Đó là nguyên nhân chính khiến các bộ phim mất kết nối với câu truyện gốc. Chẳng hạn, anh hùng trong phim hành động luôn phải chiến đấu với một động cơ nhất định, vì vậy anh hùng và kẻ xấu luôn được xây dựng quan hệ theo kiểu hận thù. Nhiều tác phẩm kinh điển như "Die hard", "Comando" hoặc thậm chí một hit lớn gần đây như "John Wick" cũng đều áp dụng công thức này. Trong "Batman" (1989), Tim Burton đã quyết định tiết lộ Joker chính là kẻ thù giết cha mẹ Bruce Wayne để tạo mâu thuẫn đối đầu.

Batman và Joker có thù giết cha mẹ trong “Batman 1989”

Ngôn ngữ phim hành động gắn kết mọi thứ gọn gàng bằng một chiếc nơ xinh xắn, nhưng nó không thực sự hiệu quả với phim siêu anh hùng. Batman không cần một mối liên hệ cụ thể với một kẻ xấu để chiến đấu với tội phạm, trong vũ trụ siêu anh hùng, anh ta vốn dĩ đã là một hiệp sĩ chống tội phạm. Đặt động cơ vào giữa mối quan hệ của Batman với các nhân vật phản diện không giúp câu chuyện trở nên gọn gàng hơn, nó chỉ khiến Batman có vẻ như một kẻ lập dị thừa tiền, chỉ ra tay hành sự nhằm mục đích trả thù cá nhân.

Thám tử lười biếng nhất thế giới

Cùng với nhiều biệt danh khác, Batman thường được ca ngợi là thám tử vĩ đại nhất thế giới. Anh xuất hiện lần đầu trong "Detective Comics". Nhiều đối thủ của Batman ví dụ như Riddler mang đến những thử thách đòi hỏi anh phải vận dụng nhiều kĩ năng đáng kể của một thám tử. Nhưng hầu hết các bộ phim Batman từ trước đến nay đều bỏ qua vai trò thám tử của anh.

Batman của Christopher Nolan là gã cuồng công nghệ đến... lười biếng

Lần cuối cùng Batman xuất hiện trên màn ảnh và thể hiện tài năng thám tử là trong "Batman" (1989) khi anh ta tìm ra âm mưu của Joker và xác định được chất độc tổng hợp mà Joker sử dụng. Còn lại phần lớn các bộ phim khác chỉ khai thác công nghệ chống tội phạm mà tài phiệt thành Gotham sở hữu. "The Dark Knight" có thể là một tác phẩm vĩ đại, nhưng sự nghiệp thám tử của Batman thực sự bị đánh giá thấp. Anh ta bị cuốn vào một âm mưu phức tạp và phụ thuộc nhiều vào công nghệ để chiến đấu, bao gồm cả việc khai thác và phân tích thông tin.

Danh tính “bí mật”

Truyền thống về danh tính bí mật của các siêu anh hùng bắt nguồn từ loạt tiểu thuyết "Scarlet Pimpernel" của Baroness Orczy năm 1903, và đó cũng là một trong những chi tiết quan trọng xây dựng hình ảnh nhân vật Batman trong truyện tranh.

Cảnh Batman tiết lộ danh tính với Catwoman trong “Batman Returns”

Tuy nhiên, trong các bộ phim Batman, danh tính bí mật trở nên lỏng lẻo hơn, nó không được quảng cáo rầm rộ, nhưng đủ cho khán giả thấy đó không còn là vấn đề đáng kể. Batman liên tục tiết lộ danh tính của mình hết lần này đến lần khác. Trong "Justice League" có cảnh anh và Aquaman đi loanh quanh trong Greenland và nói về việc Bruce Wayne trở thành Batman như thế nào. Họ thậm chí không thèm thì thầm khi nhắc đến gia tài khổng lồ của Wayne và rằng anh ta là một trong những người giàu có nhất thế giới.

Mặc dù vậy, công bằng mà nói, việc xem nhẹ danh tính bí mật đôi khi vô tình mang đến những khoảnh khắc thú vị hài hước trên phim, như trong "Batman Returns", khi Bruce tháo mặt nạ tiết lộ bản thân với Catwoman, anh gặp Max Shreck (Christopher Walken thủ vai), Max ngạc nhiên hỏi: "Bruce Wayne? Tại sao anh lại ăn mặc như Batman thế này?".

Thanh Trúc

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Robot Emo được đánh giá là robot thế hệ mới, có thể đoán trước nụ cười của người đối diện chỉ trong vòng 0.9 giây, đồng thời cùng lúc tạo ra biểu cảm tương tự trên khuôn mặt mình.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.