SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Những cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

14:00, 06/06/2017
(SHTT) - Thời tiết Hà Nội vẫn đang trong tình trạng nắng nóng với mức nhiệt trên 40 độ vì vậy ở các bệnh viện liên tục tiếp nhận những ca say nắng, say nóng, thậm chí bệnh nhân còn bị đột quỵ vì sốc nhiệt. Dưới đây là cách xử lý khi bị say nắng, say nóng mà ai cũng cần biết.

Được biết, say nắng là hiện tượng trúng nóng trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều còn say nắng vào lúc trưa và say nắng thường nặng hơn, thậm chí tử vong.

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng say nắng, say nóng

Với những người phải làm việc dưới trời nắng quá lâu thì sẽ dễ bị say nắng bởi khi đó các tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy, điều này khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.

Trong khi đó say nóng là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. 

cach xu ly khi bi say nang say nong b

 Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng say nắng, say nóng

Cơ thể con người sẽ gặp hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh nếu phải làm việc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hay trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.

Những yếu tố có thể dễ dẫn tới tình trạng say nắng, say nóng

Tuổi: Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi dễ bị tổn thương do nhiệt bởi họ thích nghi với nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Tình trạng sức khỏe: Các bệnh lý tim, phổi hoặc thận, béo phì, thiếu cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm, nghiện rượu, bỏng nắng và bất cứ tình trạng nào gây sốt... đều rất dễ bị tổn thương do nhiệt.

Thuốc: Sử dụng các thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, các thuốc kích thích, thuốc chống động kinh, thuốc tim mạch và huyết áp và các thuốc điều trị bệnh tâm thần... làm tăng nguy cơ tổn thương do nhiệt. Ma túy cũng liên quan tới việc tăng nguy cơ bị sốc nhiệt.

Những biểu hiện khi say nắng, say nóng

Biểu hiện của say nắng và say nóng khá giống nhau và đều dẫn tới tình trạng tăng thân nhiệt, nhiệt độ trung tâm của cơ thể thường cao hơn 40,5 độ C. 

Trong trường hợp nhẹ, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt. Cùng với đó là các biểu hiện tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, chuột rút, da đỏ, khô, không ra mồ hôi dù thời tiết nóng.

cach xu ly khi bi say nang say nong

 Những biểu hiện khi say nắng, say nóng

Với những người bị say nắng, say nóng nặng hơn thì sẽ bị đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn, thở nhanh, yếu hoặc liệt nửa người. Thậm chí người bệnh có thể hôn mê, co giật, trụy tim mạch và nguy hiểm hơn cả là tử vong.

Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

Trong trường hợp người bệnh quá mệt thì người thân cần chủ động giúp người say nắng giảm thân nhiệt.

Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân say nắng say nóng là đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt áo quần. Dùng khăn dấp nước mát đắp lên người bệnh nhân, tập trung ở các vị trí như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Phải dấp nước liên tục không để khăn nóng lên. Trong trường hợp bệnh nhân nóng hơn 40 độ C, cần dùng nước dội liên tục. Chườm đá cũng là việc có thể làm bởi đá có thể làm nhiệt độ hạ nhanh, tuy nhiên lại làm co mạch ngoài da. Chính vì thế nếu chườm thì phải thay đổi vị trí.

cach xu ly khi bi say nang say nong a

 Cách xử lý khi bị say nắng, say nóng

Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, sau đó bù nước và các chất điện giải bằng cách cho uống nước có pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước) hoặc uống dung dịch oresol cho đến khi hết khát.

Trong trường hợp bệnh nhân có những hiểu hiện nặng như rối loạn ý thức, co giật, hôn mê thì cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Cách phòng say nắng, say nóng

Người lao động nên hạn chế làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức. Cùng với đó, mọi người cũng phải trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…

Để không bị sốc nhiệt thì mọi người cũng phải thường xuyên uống nước dù chưa khát, nên uống nhiều nước có pha muối hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol, nước trái cây. Mặc dù trời nắng nóng nhưng mọi người cũng tránh tình trạng ra vào phòng điều hòa đột ngột và hạn chế ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt là buổi trưa.

PV

Tin khác

Đời sống sáng tạo 2 giờ trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 23/8 đến 27/8/2024. Chủ đề thi của ABU Robocon 2024 mang tên "Ngày mùa", lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.