SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 04/12/2024
  • Click để copy

Những bất cập trong hệ thống pháp luật khoa học và công nghệ hiện nay

11:36, 16/11/2024
(SHTT) - Tại Hội nghị thường niên năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST)”, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Minh đã nêu lên những bất cập nổi bật của hệ thống pháp luật hiện hành về KH,CN&ĐMST.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là 1 trong 3 đột phá chiến lược, tạo cơ sở pháp lý, môi trường an toàn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, triển khai thi hành Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Đây được coi là yếu tố thuận lợi trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn phải hoàn thành đối với các bộ, ngành nói chung.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật hiện hành về KH,CN&ĐMST đang gặp nhiều bất cập. Điều này đã được Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Minh chỉ rõ tại Hội thảo:

Một là, thiếu sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật KH&CN khiến việc quản lý các hoạt động KH&CN trở nên phức tạp, các đơn vị quản lý khó phối hợp và điều hành, dẫn đến chồng chéo trong nhiệm vụ và nguồn lực. Các cơ chế hỗ trợ đặc thù vẫn chưa thực sự tạo động lực mạnh mẽ để khuyến khích sự phát triển sáng tạo trong các lĩnh vực KH&CN. Thiếu các cơ chế đột phá đặc thù để tạo động lực phát triển KH&CN khiến Việt Nam gặp khó khăn trong cạnh tranh quốc tế. Các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước thiếu nền tảng pháp lý đủ mạnh để đối phó với sự cạnh tranh từ các quốc gia có chính sách hỗ trợ KH,CN&ĐMST mạnh mẽ.

khcn

 

Hai là, Luật KH&CN hiện nay chưa thể hiện được vai trò quan trọng của việc phát triển KHXH. KHXH vững mạnh là động lực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của quốc gia. KHXH và nhân văn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển KHXH và nhân văn gắn liền với các mục tiêu phát triển con người, chú trọng đến các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển kỹ năng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức. Pháp luật chưa có các quy định cụ thể để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực KHXH và nhân văn, đặc biệt là trong việc nghiên cứu các vấn đề cấp thiết liên quan đến văn hóa, chính trị và xã hội. Điều này khiến nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này không được ưu tiên và gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ. Thiếu sự hỗ trợ cho các nghiên cứu xã hội, ảnh hưởng đến khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo trong chính sách công và các vấn đề xã hội. Các tổ chức nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH và nhân văn như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong việc triển khai các dự án lớn hoặc các nghiên cứu dài hạn do thiếu kinh phí và cơ chế hỗ trợ đặc thù.

Ba là, các quy định tài chính trong lĩnh vực KH&CN hiện hành chưa linh hoạt và thiếu sự cập nhật với chi phí thực tế của các hoạt động khoa học. Định mức chi và quy định chi phí không được cập nhật, gây khó khăn trong thanh toán các chi phí đặc thù như chi phí khảo sát xã hội, phỏng vấn sâu hay nghiên cứu văn bản Hán Nôm… Các quy định này chưa tính đến các hoạt động nghiên cứu đặc thù của lĩnh vực KHXH, gây nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch và thanh toán. Các đơn vị nghiên cứu gặp trở ngại trong việc triển khai các hoạt động khoa học do vướng mắc trong thanh toán và phân bổ ngân sách, dẫn đến việc không thể tận dụng hết nguồn lực hiện có. Định mức chi quá thấp và quy trình thanh toán phức tạp khiến các nhà nghiên cứu thiếu động lực làm việc…

Bốn là, các văn bản hiện hành chưa có các quy định tài chính riêng phù hợp với nhu cầu và đặc thù của các tổ chức KH&CN công lập. Những quy định tài chính hiện có chỉ được điều chỉnh bởi các thông tư chung, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tổ chức khoa học như Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, gây khó khăn trong quá trình vận hành. Các tổ chức KH&CN công lập không có cơ chế tài chính riêng, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn ngân sách từ các bộ, ngành. Điều này làm giảm khả năng tự chủ và linh hoạt trong quản lý tài chính của các tổ chức KH&CN, gây lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng tới chất lượng nghiên cứu…

Năm là, hệ thống pháp luật hiện chưa có các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và giữ chân nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển của KH,CN&ĐMST. Trong khi đó mong muốn tạo ra sức hút từ môi trường làm việc linh hoạt, tự chủ trong nghiên cứu và có cơ hội tham gia các dự án quốc tế khó thực hiện. Những chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực KHXH càng trở nên khó khăn. Trong nước, các viện nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHXH khó có khả năng thu hút nhân tài từ nước ngoài khi các chính sách đãi ngộ chưa đủ sức cạnh tranh…

Sáu là, các quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ hiện tại chưa đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và làm suy giảm động lực đầu tư vào nghiên cứu. Thiếu sự bảo vệ hiệu quả khiến các sáng chế có nguy cơ bị sao chép, xâm phạm bản quyền, làm giảm giá trị của các tài sản trí tuệ và nản lòng các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư vào ĐMST. Nhà đầu tư trong nước và quốc tế có thể e ngại khi hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không đủ mạnh, khiến họ đối mặt với nguy cơ mất tài sản trí tuệ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

PV

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh, nhưng không ít người dân trên địa bàn Quảng Ninh vẫn bị mắc lừa.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Gần Tết Nguyên đán, lực lượng chức năng vừa phát hiện tiểu thương vận chuyển 44,5kg pháo trái phép tại Nghệ An.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã phổ biến nhiều điểm mới Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước..
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Theo nguồn tin từ Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị này đã triệt xóa đường dây mua bán pháo nổ lớn từ Quảng Ninh, Hà Nội về Thanh Hóa tiêu thụ, bắt giữ 3 đối tượng, thu giữ gần 1,3 tấn pháo lậu…
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã thông tin về việc một người phụ nữ bị lừa gần 2 tỷ đồng sau khi trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo qua hình thức mạo danh ngân hàng để tuyển dụng nhân viên.
. ..