SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 10/10/2024
  • Click để copy

Nhức nhối vấn nạn bạo hành trẻ em: Nguyên nhân từ đâu - Hệ lụy ra sao?

11:06, 28/11/2017
(SHTT) - Những ngày qua, dư luận không khỏi bàng hoàng khi xảy ra liên tiếp các vụ bạo hành trẻ em thương tâm. Điều khiến mọi người bức xúc hơn cả đó là những hệ lụy phía sau ảnh hưởng tới tương lai của cả một thế hệ đất nước.

Nhức nhối vấn nạn bạo hành trẻ em: Nguyên nhân từ đâu?

Dư luận chưa hết bàng hoàng trước vụ người giúp việc tung hứng, tát liên tiếp cháu bé chưa đầy 2 tháng tuổi tại Hà Nam, thì tại Kiên Giang, bé 7 tuổi nghi bị chính cha đẻ bạo hành bằng cách dí thanh sắt nung đỏ vào má, vào tay khiến bé bị cháy da, sém thịt. Vụ việc gây phẫn nộ gần đây nhất xảy ra tại lớp mẫu giáo Mầm Xanh ở TP Hồ Chí Minh. Theo những gì clip ghi lại, các bảo mẫu đã có hành vi dùng tay đánh; dùng chân đạp; tát vào mặt, đầu đồng thời dùng vật dụng sinh hoạt để đánh các bé, thậm chí bảo mẫu còn dùng dao làm bếp đập vào đầu các bé mặc cho các bé khóc thét vì đau đớn và sợ hãi.

nhuc nhoi van nan bao hanh tre em c

 Nhức nhối vấn nạn bạo hành trẻ em: Nguyên nhân từ đâu?

Tuy nhiên đây chỉ là những vụ việc được đưa ra ngoài ánh sáng và được lực lượng chức năng cũng như báo chí vào cuộc. Con số khiến dư luận bàng hoàng hơn cả, đó là theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2 - 14 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt bằng bạo lực. Còn số liệu từ Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho thấy, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện. Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH - Đường dây nóng số 18001567: Mỗi năm, Bộ LĐ-TB&XH nhận được khoảng 300.000 cuộc gọi đến để đề nghị tư vấn, xử lý những vấn đề liên quan tới trẻ em.

Điều khiến cả xã hội sửng sốt và đau lòng hơn là nhiều vụ xâm hại và bạo lực tàn bạo có khi lại do chính người thân trong gia đình các em gây ra.

nhuc nhoi van nan bao hanh tre em a

 

Có thể thấy, bạo hành trẻ em là một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ kinh tế, xã hội, văn hóa, thói quen… đồng thời biểu hiện sự thiếu vắng của việc thực thi luật pháp. Văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt Nam mình làm cho người ta coi chuyện đánh con nít là bình thường.

Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Đây có thể nói là hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác. 

Mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó, nhấn mạnh đến việc phòng, chống bạo lực đối với trẻ em phải được chú trọng ở mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp xã hội, nhưng gần đây dư luận vẫn bàng hoàng và phẫn nộ trước không ít vụ bạo hành trẻ em tàn nhẫn và dã man. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can thiệp hoặc tố giác.

Hệ lụy cho thế hệ mai sau

Việc bị bạo hành sẽ gây ảnh hưởng lớn không chỉ tới sức khỏe mà còn cả tinh thần của trẻ. Bên cạnh việc gây ra những thương tích, thậm chí là dẫn tới tật nguyền cho trẻ, bạo hành thời nay còn có cả yếu tố lăng mạ về tinh thần, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác đến mức gây ra những chứng bệnh về thần kinh, tự kỷ… Đây là hiện tượng đi ngược lại với đạo đức của người Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Luật Bảo vệ, Chăm sóc Giáo dục trẻ em.

Đặc biệt, với vụ việc cháu bé 2 tháng tuổi ở bị bạo hành, PGS.TS Phạm Văn Học, khoa Thần Kinh, Bệnh viện Nhi trung ương, khuyến cáo bố mẹ cần đưa cháu bé bị bạo hành đi khám sức khỏe ngay lập tức. Trẻ sơ sinh bị bạo hành có thể bị sang chấn tâm lý, sợ hãi dẫn tới bỏ ăn (bú), ngủ, hay khóc và cáu gắt.

nhuc nhoi van nan bao hanh tre em b

 

Bên cạnh đó, những chấn thương bên ngoài có thể nhìn thấy như vết thâm tím, cào xé... Nguy hiểm hơn là chấn thương không thể nhìn thấy như rạn nứt, gãy xương..., nhất là với phần não bộ.

Bác sĩ Học cho biết nhiều chấn thương phần não có biểu hiện ngay nhưng cũng có những chấn thương tiềm ẩn, chỉ được phát hiện sau khi được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng. Bác sĩ này tỏ ra lo ngại trước hành động tung ném đứa trẻ của người giúp việc.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khi bị rung lắc mạnh, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, nên rất nguy hiểm. Hành động thô bạo với trẻ sơ sinh có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà có thể ảnh hưởng lâu dài.

Giải pháp cho vấn nạn bạo hành trẻ em

Mặc dù nhiều cơ sở mầm non tư thục dã bị đóng cửa do những vụ việc bạo hành nghiêm trọng tuy nhiên tình trạng này vẫn xảy ra ở các cơ sở khác cho thấy khung hình phạt hiện nay chưa đủ sức răn đe. 

Theo thông tin được đăng tải trên Kinh tế Đô thị, luật sư Nguyễn Thủy - Văn phòng Luật sư Nguyễn Thủy (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhấn mạnh: “Cần có những biện pháp quyết liệt và nghiêm khắc thì tình trạng này mới có thể chấm dứt. Bên cạnh xử phạt nghiêm minh, đúng người, đúng tội, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục thực thi quyền trẻ em”.

nhuc nhoi van nan bao hanh tre em

 

Nhìn nhận vấn đề này, hiệu trưởng một trường mầm non công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho rằng, nếu chỉ trông chờ vào sự kiểm soát của ngành giáo dục thì chưa đủ. Trách nhiệm quản lý các trường mầm non tư thục còn nằm ở chính quyền địa phương. Vị hiệu trường này cũng cho rằng, hiện nay, trường mầm non tư thục hay nhóm trẻ gia đình mọc lên như nấm, song việc kiểm soát, kiểm định chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc giám sát, quản lý các trường học, cơ sở mầm non cần phát huy được tinh thần trách nhiệm của toàn dân. Phụ huynh, giáo viên và cả những người dân xung quanh trường nếu phát hiện sai phạm, cần kịp thời thông báo với cơ quan chức năng để vi phạm được xử lý.

Vì vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về ngôi trường để gửi con, không nên gửi bé ở các ngôi trường chưa có giấy phép, không có biển hiệu, môi trường không an toàn.

PV(t/h)

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 10/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tin tức 9 giờ trước
Hai cửa hàng SJC chi nhánh miền Trung ở TP Đà Nẵng (địa chỉ 185 Nguyễn Văn Linh và 193 Hùng Vương, quận Hải Châu) đóng cửa im lìm trong nhiều ngày. Ngoài cửa dán bảng tạm ngưng giao dịch song không có thời gian mở cửa trở lại. Điều này khiến nhiều khách hàng đang cần mua, bán vàng như “ngồi trên lửa”.
Tin tức 10 giờ trước
Giấy phép tư vấn du học hết hạn chưa được cấp lại, không có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, DSS Group vẫn nhận tiền rồi đào tạo nghề cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Quảng Ninh có địa hình phần lớn là đồi núi, biển đảo; người dân là đồng bào DTTS, làm nghề biển chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số. Những yếu tố trên được xem là trở ngại rất lớn đối với mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.
Liên kết hữu ích