Như Xuân - Thanh Hóa: Độc đáo lễ hội Đền Chín Gian
Dự lễ có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Cục Quản lý Di sản Văn hóa, Bộ VH, TT&DL; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện trên địa bàn tỉnh và đông đảo Nhân dân huyện Như Xuân.

Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 21, 22/2 - tức 24, 25 tháng Giêng. Đây là lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc của huyện Như Xuân. Phần Lễ có các nghi thức như: nghi lễ tắm trâu và lễ rước, lễ hiến trâu và cúng thần nhằm ghi nhớ công lao to lớn của cha ông đã lập bản, lập mường, khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó của đồng bào các dân tộc. Ngoài những nghi lễ tâm linh truyền thống, về với Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian, du khách sẽ được hòa mình trong tiếng cồng chiêng, khua luống và các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Như Xuân. Phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: tục cầu mưa của người Thái, hò vè giao duyên, nhảy sạp, đánh cồng chiêng, hội thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống, múa cây bông, ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng chuyền da nam...
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian là sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào dân tộc huyện Như Xuân. Từ xa xưa, nơi đây diễn ra lễ hội Dâng trâu tế trời là nghi thức tín ngưỡng tri ân những người đã có công xây bản, lập mường, những người có công với nước; cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo Sử sách ghi lại, Đền Chín Gian xưa có tên gọi là “Tến Xớ Quái” (hay còn gọi là đền Hiến Trâu), nằm trên một ngọn đồi nhỏ “Pú Pỏm” và cạnh dòng suối Tốn, thuộc xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đền Chín Gian được lập để thờ Thẻn Phà (thờ trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời), Tạo Ló Ỳ (người có công xây bản, lập mường). Đền được làm theo kiểu nhà sàn - một đặc trưng của đồng bào Thái. Trong đền được chia làm 9 gian tương ứng với nơi thờ tự của 9 mường. Trước sân đền tái dựng hình ảnh 9 con trâu đá, 6 trâu đen, 3 trâu trắng và 9 giếng tượng trưng cho những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Thái và tạo nên sự hấp dẫn của ngồi đền Chín Gian.
Hàng năm lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng, nhất là đối với đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội dâng trâu tế trời đền Chín Gian bên cạnh phần nghi lễ được diễn ra trang nghiêm và mang tính truyền thống, không khí tươi vui của lễ hội còn tưng bừng hơn với phần hội với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao như: tục cầu mưa của người Thái, hò vè giao duyên, nhảy sạp, đánh cồng chiêng, hội thi người đẹp dân tộc trong trang phục truyền thống, múa cây bông, ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng chuyền da nam...
Lễ vật đặc trưng và quan trọng nhất của lễ hội dâng trâu tế trời là con trâu tơ khỏe mạnh, chưa dùng cày kéo và không có các dị tật cơ thể. Đồng thời, tại buổi lễ, mỗi mường phải chuẩn bị thêm 9 con lợn con, 90 con gà nhỏ, 90 cặp cá khô và một chum rượu cần (lẩu xá).
Lễ hội năm nay được huyện Như Xuân phục dựng hoàn chỉnh để hướng tới đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xuân Khang
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- vest nam tphcm
- giá tượng kỳ lân đá
- Đặt vé xe cúc phương
- Bán tóc giả đẹp
- Motorbike route vietnam motorbiketourexpert.com