SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nhìn lại top 10 đột phá khoa học năm 2017

11:00, 25/04/2018
(SHTT) – Nghiên cứu thành công tử cung nhân tạo, phát hiện va chạm sao neutron, tạo ra mô tim từ rau chân vịt, biến Hydro thành kim loại, … là những bước tiến khoa học vĩ đại năm 2017 góp phần cải tạo thế giới, thúc đẩy nền cách mạng khoa học công nghệ.

Trong năm 2017, khoa học đã có những bước đột phá vô cùng lớn với triển vọng thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại và thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ nói chung. Dưới đây là 10 khám phá khoa học hàng đầu của năm.

Va chạm sao neutron

Phát hiện lần đầu tiên trên thế giới về hai ngôi sao neutron va chạm gây ra một vụ nổ lớn trải dài qua không gian và thời gian được đánh giá là bước đột phá khoa học năm 2017.

dot pha khoa hoc

 Va chạm của hai ngôi sao neutron. Ảnh: Cơ quan vũ trụ châu Âu

Tạp chí Science nhận định: “Vụ va chạm và bùng nổ của hai ngôi sao vào ngày 17/8 đã xác nhận một số mô hình thiên văn học quan trọng, tiết lộ nơi sản sinh của nhiều nguyên tố nặng và kiểm nghiệm thuyết tương đối tổng quát".

Vụ nổ này – theo các nhà khoa học – xảy ra cách đây 130 triệu năm ánh sáng và đã tạo ra 50% số lượng vàng, bạch kim, urani và thủy ngân của toàn vũ trụ.

Các cảm biến sóng hấp dẫn ở Mỹ và khoảng 70 kính thiên văn, đài quan sát trên khắp thế giới đã nhận ra vụ va chạm đặc biệt này. Sau khi được công bố vào tháng 10 , nó đã tạo ra chấn động mạnh trong giới khoa học. Giáo sư Bangalore Sathyaprakash từ Trường Vật lý và Thiên văn học của Đại học Cardiff cho biết khoảnh khắc này là "điều thú vị nhất trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học” của ông.

Tử cung nhân tạo nuôi dưỡng bào thai cừu

Các nhà khoa học tại Bệnh viện Nhi Philadelphia đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công tử cung nhân tạo vào năm 2017, giúp cừu con sống và phát triển bình thường. Bước đột phá khoa học này mang ý nghĩa vô cùng lớn khi nó có thể giúp hàng triệu thai phụ sinh non trên thế giới với thời gian sinh non sớm nhất là 23 tuần.

dot pha khoa hoc 1

 Sự thành công khi sử dụng tử cung nhân tạo có tính ứng dụng cao với hàng triệu thai phụ sinh non trên thế giới. Ảnh: Viện Franklin

Ở nghiên cứu này, bào thai cừu sẽ được đặt ở "tử cung nhân tạo” - một chiếc túi nhựa sạch (tên là Biobag) chứa đầy dung dịch điện giải tương tự như nước ối trong tử cung của người mẹ. Một chiếc máy bên ngoài túi gắn vào dây rốn của bào thai có chức năng cung cấp dinh dưỡng, oxy, loại bỏ chất thải,… tương tự như nhau thai.

Những con cừu được đưa vào thí nghiệm đang ở ngày 105 tới 120 của thai kỳ, tương đương trẻ sơ sinh trong tuần 22 tới 24. Sau 4 tuần nuôi dưỡng, những con cừu này có thể với sự hỗ trợ của máy móc như những trường hợp sinh non ít nghiêm trọng hơn. Khi ra đời, chúng khỏe tương đương những con cừu được mang thai tự nhiên.

Tuy nhiên để thí nghiệm này hoạt động trơn tru trên con người, các nhà nghiên cứu cho biết vẫn phải tìm hiểu thêm. Đội ngũ các nhà khoa học trong vòng 5 năm, họ có thể thử nghiệm tử cung nhân tạo với bào thai người.

Khám phá 'Siêu Trái đất'

Một nhóm các nhà khoa học tại Dự án MEarth của Đại học Harvard công bố họ phát hiện ra một hành tinh có những dấu hiệu khả dĩ nhất có thể duy trì sự sống được đặt tên là Siêu trái đất.

dot pha khoa hoc 2

 Siêu trái đất LHS 1140b quay quanh một ngôi sao lùn đỏ có đường kính gấp 1,7 lần và nặng gấp 7 lần trái đất.

Hành tinh LHS 1140b chủ yếu là đất đá và có lõi sắt dày đặc chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng. Các nhà khoa học tin rằng hành tinh này cũng có nước – yếu tố cốt lõi duy trì sự sống (giống như Trái đất).

Chữa liệt

Nhà thần kinh học người Pháp Grégoire Courtine hiện đang phát triển một công nghệ mang tính cách mạng sẽ kết nối một phần của bộ não có chức năng điều khiển chuyển động đến tủy sống.Với công trình nghiên cứu của Grégoire Courtine, các nhà khoa học hy vọng có thể chữa trị thành công tình trạng tê liệt do chấn thương tủy sống trong 10-15 năm tới.

dot pha khoa hoc 3

 

Thí nghiệm này đã được tiến hành trên khỉ và có hiệu quả tốt khi con khỉ đã có thể đi chậm khi trước đó nó bị liệt một chân. Khi đượcc phỏng vấn bởi MIT Technology Review, giáo sư Courtine cho biết ông rất vui vì nghiên cứu này đang hoạt động có hiệu quả và hi vọng sẽ sớm áp dụng được với con người.

Một bệnh nhân liệt tứ chi đã tình nguyện tham gia thử nghiệm. Các bác sĩ đặt hai bộ cấy ghép vào não bệnh nhân cũng như một số điện cực vào cánh tay và bàn tay của anh ta. Kết quả khá bất ngờ khi bệnh nhân có thể từ từ nâng cao, hạ cánh tay, siết chặt hoặc thả tay ra.

Theo nghiên cứu, hệ thống neuroprosthetic giải mã phát sinh hoạt động từ vỏ não sau đó chuyển thông tin này đến một mạng lưới điện cực nằm trên bề mặt tủy sống ở thắt lưng, dưới khu vực bị chấn thương. Sau đó họ tạo ra kích thích điện tại một vài vị trí cố định trong tủy sống, điều chỉnh các nơron khác nhau từ đó có thể kích hoạt các cơ cụ thể ở chân.

Phát hiện loại gen mới gây bệnh tim

Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi đã tạo ra một bước đột phá lớn khi tìm ra một gen mới với tên gọi CDH2, là nguyên nhân gây ra rối loạn cơ tim tâm thất phải (ARVC), một rối loạn di truyền của tim dễ gây tử vong.

dot pha khoa hoc 4

 Với bệnh nhân bị ARVC, các tế bào cơ thất phải bị choán chỗ bởi mô mỡ xơ dẫn đến loạn nhịp tim. Ảnh: Trung tâm Ted Rogers

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cape Town's Hatter Institute đã xác định được gen mới là nguyên nhân chính gây đột tử ở những người trẻ tuổi. Mặc dù tất cả mọi người đều có gen CDH2 nhưng chỉ khi gen này bị đột biến, nó mới gây ra rối loạn di truyền dẫn đến ARVC.

Tạo ra mô tim từ rau chân vịt

Các nhà khoa học tại Viện Bách khoa Worcester ở Massachusetts đã biến đổi thành công lá rau bina thành mô tim người, một đột phá lớn có thể ứng dụng cho những trường hợp cần ghép mô tim bị tổn thương.

dot pha khoa hoc 5

 Ảnh: Viện bách khoa Worcester

Để tạo ra giống rau bina đặc biệt này, nhóm nghiên cứu sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ những tế bào thực vật có trong rau chân vịt, chỉ giữ lại các mao mạch với chất nền cellulose tương tự như cấu trúc mạch máu của tim. Sau đó, họ cấy ghép lá rau này vào các tế bào cơ tim. Chỉ 5 ngày sau, các tế bào tim bắt đầu đập trở lại. Sự đột phá này mang tính cách mạng trong việc giải quyết vấn đề tái tạo mạng lưới mạch máu nhỏ trong mô người.

Khám phá ra khu vực mới trong Kim Tự Tháp Giza

Nhờ vật lý hạt năng lượng cao, các nhà khoa học lần đầu tiên tìm thấy một khu vực mới trong Kim Tự Tháp Giza, Ai Cập kể từ những năm 1800.

dot pha khoa hoc 6

 Ảnh: Dự án ScanPyramids

Nhóm dự án ScanPyramids đã phát hiện một "căn phòng" dài 30m nằm ngay bên trên và có hình dáng tương tự cấu trúc mang tên Đại Hành lang, vốn là một hành lang dài 47m, cao 8m.

Mehdi Tayoubi, đồng sáng lập của dự án scan kim tự tháp và là chủ tịch của Viện bảo tồn phát minh di sản tại Paris nói: "Căn phòng này bị giấu, ngay từ khi được xây dựng. Đây có thể là một kiến trúc đơn hoặc nhiều kiến trúc nhỏ nối lại hoặc có thể nó là một Đại Hành lang khác. Cũng có thể đây chỉ là một căn phòng và chứa nhiều thứ".

Sóng hấp dẫn chứng minh thuyết tương đối rộng của Einstein

Lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein nói rằng không gian và thời gian được hợp nhất thành một thể liên tục: không - thời gian. Theo thuyết tương đối rộng, chúng ta quan sát thấy sự hút giữa các khối lượng với nhau là do kết quả của sự uốn cong không gian và thời gian do chúng gây ra. Các đối tượng trong vũ trụ, bất kể kích thước to hay nhỏ đều tạo ra những gợn sóng được gọi là sóng hấp dẫn khi di chuyển.

Cho đến trước 2017, các nhà khoa học vẫn không có đủ bằng chứng về sóng hấp dẫn khổng lồ này. Nhưng nhờ vào những tiến bộ công nghệ mới, các nhà thiên văn học đã đo sóng hấp dẫn khổng lồ được tạo ra bởi các vật thể lớn trong không gian sâu. Thông thường chúng xuất phát từ các lỗ đen và các sao neutron cách xa hàng triệu năm ánh sáng, do đó sóng của chúng rất yếu khi tới trái đất.

Vào tháng 9 năm 2017, sóng hấp dẫn đã được phát hiện bởi ba đài quan sát riêng biệt cùng một lúc. Với tất cả dữ liệu đó, các nhà khoa học có thể xác định rõ hơn nơi phát ra sóng này và tìm hiểu thêm về vũ trụ nói chung. Việc đo được sóng hấp dẫn cũng chứng minh được tính đúng đắn của thuyết tương đối rộng Einstein.

Biến hydro thành kim loại

Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã tìm ra cách biến hydro - nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố - thành một kim loại, đây là một công bố khoa học mang lại nhiều bất ngờ sau quá trình nghiên cứu trong gần 100 năm.

dot pha khoa hoc 7.jpg

 

Nghiên cứu này nếu có thể áp dụng trên diện rộng sẽ góp phần chế tạo máy tính siêu nhanh, tàu hỏa tốc độ cao và đặc biệt là cải tiến đáng kể bất kỳ những vật dụng nào liên quan đến điện. Thậm chí nó cho phép con người khám khá không gian vũ trụ mà trước đây chưa hề thực hiện được. Điều này có thể là một cuộc cách mạng khi chất siêu dẫn hiện giờ chỉ hoạt động ở nhiệt độ -269 độ C.

Giáo sư Isaac Silvera nói: “Cần một lượng năng lượng khổng lồ gấp 5 triệu lần so với áp suất không khí lên hydro để tạo ra kim loại. Nếu chuyển nó trở lại thành phân tử hydro, tất cả năng lượng được giải phóng có áp suất lớn đến mức trở thành tên lửa đẩy mạnh nhất từng được con người biết đến. Điều đó giúp các nhà khoa học khám phá các hành tinh bên ngoài dễ dàng hơn”. Tuy nhiên các nhà khoa học mới chỉ chuyển đổi thành công một lượng nhỏ hydro thành kim loại. Để có thể áp dụng với một khối lượng lớn, họ vẫn cần thêm nhiều thời gian nghiên cứu.

Thành công chỉnh sửa gen phôi

Các nhà nghiên cứu đang tiến gần hơn đến việc sử dụng chỉnh sửa gen để điều trị bệnh và cấy ghép nội tạng. Họ tiêm CRISPR vào phôi mang một đột biến di truyền ở tim – một trong những nguyên nhân gây tử vong. CRISPR có thể điều chỉnh đột biến trong khoảng 3/4 phôi. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc trước đó đã chỉnh sửa phôi người với CRISPR, đây là nỗ lực lớn nhất trong việc thay đổi phôi thai cho đến nay.

Thảo Vũ

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Công ty sản xuất pin và ô tô khổng lồ BYD của Trung Quốc đã đạt được lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023, vượt qua Tesla của Elon Musk để trở thành hãng bán xe điện nhiều nhất thế giới.