SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nhìn lại những phi vụ “bán chui” cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết

20:26, 29/03/2022
Trước khi bị bắt tạm giam về hành vi thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết từng 2 lần "bán chui" cổ phiếu FLC, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.

Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra, xác minh đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 1/2022, hành vi "bán chui" cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.

Cụ thể, sau nhiều ngày cổ phiếu FLC được "đánh lên" với giá rất cao, ngày 10/1, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đáng chú ý, chỉ trong một phiên giao dịch, có tới gần 135 triệu cổ phiếu FLC được khớp lệnh, cao bất thường. Trong khi lâu nay mỗi ngày cổ phiếu FLC chỉ giao dịch khối lượng trung bình 15 - 40 triệu cổ phiếu.

Tổng giá trị bán của ông Quyết trong phiên 10/1 có thể đạt hơn 1.400 tỷ nếu tính theo giá trung bình, hoặc 1.800 tỷ đồng nếu tính theo mức giá trần. Với con số này, mức phí trung bình của các công ty chứng khoán thu về có thể đạt hơn 6 tỷ đồng.

anh11

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Ảnh: FLC

Cũng trong phiên này, nhiều nhà đầu tư vừa mới "đua lệnh" mua cổ phiếu FLC giá trần vào buổi sáng, đến chiều bị giảm sàn.

Sau khi sự việc người đứng đầu Tập đoàn FLC "bán chui" cổ phiếu, thị trường chứng khoán chao đảo, nhà đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu FLC và các cổ phiếu liên quan đến ông Quyết, đồng thời hàng chục mã cổ phiếu khác cũng bị vạ lây.

Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các hành vi tiếp theo không đúng quy định.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng có văn bản chỉ đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết, nhiều nhà đầu tư được hoàn tiền đã mua do không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trong quá khứ, ông Trịnh Văn Quyết cũng từng nhiều lần bị xử phạt khi bán cổ phiếu doanh nghiệp mà không minh bạch thông tin.

Tháng 11/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới các giao dịch cổ phiếu đối với ông Trịnh Văn Quyết vì đã có hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch bán 57 triệu cổ phiếu FLC trong khoảng thời gian 20 - 24/10/2017.

Theo thống kê giao dịch, thời điểm ông Quyết bán cổ phiếu, thị giá FLC giao dịch thời điểm đó ở mức 7.100 - 7.700 đồng. Như vậy ông Trịnh Văn Quyết có thể đã thu về không dưới 400 tỷ đồng theo giá thị trường từ đợt bán cổ phiếu này.

Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu FLC có thanh khoản cao vượt trội so với bình quân, lên tới hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên, đỉnh điểm là phiên 23/10/2017 lên đến 48 triệu đơn vị. Cổ phiếu FLC sau đó cũng rơi nhanh về khoảng 5.700 đồng, tức giảm hơn 20% giá trị so với lúc bán.

Điều đáng nói là số tiền mà đại gia Trịnh Văn Quyết bị xử phạt vì hành vi bán 57 triệu cổ phiếu không báo cáo chỉ là 65 triệu đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975) quê ở Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Ngoài Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết và FLC còn là chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways với trên 80% vốn nắm giữ.

 Trang Nguyễn

Tin khác

Kinh tế 50 phút trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.