SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nhìn lại những khám phá khoa học tuyệt vời trong năm 2020

17:18, 26/12/2020
(SHTT) - Mới đây, Tạp chí National Geographic đã bình chọn 10 khám phá khoa học tuyệt vời, mở ra nhiều cánh cửa mới cho nhân loại.

Hé lộ bữa ăn cuối cùng của quái vật khủng long bọc giáp

Một hóa thạch 110 triệu năm tuổi tìm thấy cách đây 9 năm tại mỏ khai thác lộ thiên ở Fort McMurray, Alberta, Canada đang cung cấp những chi tiết mới về thói quen ăn uống của khủng long bọc giáp.

Các nhà nghiên cứu phát hiện bữa ăn cuối cùng của loài khủng long có tên khoa học là Borealopelta markmitchelli, chỉ toàn lá cây dương sỉ. Bằng chứng rõ ràng được phát hiện bên trong dạ dạy của nó.

khoa hoc

 

Từ lâu, các nhà khoa học đã nhiều lần suy đoán về chế độ ăn của loài khủng long có lớp áo giáp kiên cố bên ngoài nhưng chưa từng phát hiện bằng chứng cụ thể.

Borealopelta markmitchelli được ví như một chiếc xe bọc thép Humvee của kỷ Phấn trắng. Mặc dù có kích thước ấn tượng giống như một chiếc xe tăng, loài khủng long này còn có vảy để ngụy trang giúp nó thoát khỏi cảnh bị ăn thịt.

Caleb Brown, nhà nghiên cứu sinh vật học tại Bảo tàng Hoàng gia Tyrrell ở Canada cho biết: 'Thức ăn trong dạ dày hóa thạch được bảo quản tốt là trường hợp hiếm có. Chỉ có 9 báo cáo về vấn đề này đối với khủng long ăn cỏ, và khoảng hai hoặc ba trong số đó còn khá nguyên vẹn, hỗ trợ nghiên cứu tốt. Nhiều phát hiện khác chỉ là một số thực vật xuất hiện cùng với bộ xương khủng long'.

Theo các chuyên gia, kết quả cho thấy một số loài khủng long trong quá khứ đã ăn thực vật, riêng khủng long bọc giáp đặc biệt thích ăn dương xỉ.

Những tàn dư về bữa ăn cuối cùng cho thấy loài này là một loại khá kén chọn trong ăn uống. Trong dạ dày nó không có loại thực vật phổ biến nhất cùng thời gian sống.

Hóa thạch phôi khủng long bạo chúa đầu tiên

Phân tích mới về mảnh xương hàm được khai quật ở Bắc Mỹ cho thấy mẫu vật thuộc về một con khủng long Tyrannosauridae vẫn còn ở giai đoạn phôi.

Mảnh xương hàm ước tính khoảng 70 - 75 triệu năm tuổi đã được phát hiện cách đây gần ba thập kỷ tại bang Montana của Mỹ. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được nghiên cứu chi tiết do mẫu vật quá nhỏ và mỏng nên không thể lấy ra khỏi đá.

khoa hoc1

 

Trong nghiên cứu được công bố hôm 13/10 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật có xương sống, Funston cùng các cộng sự cho biết đã tái tạo được hình ảnh 3D của mảnh xương hàm bằng công nghệ quét gia tốc hạt.

"Mảnh xương chỉ dài 2,9 cm và có 8 chiếc răng nhỏ. Nó trông rất giống xương hàm của những con Tyrannosauridae lớn hơn. Mẫu vật có một rãnh sâu ở bên trong và một chiếc cằm khác biệt - hai đặc điểm giúp phân biệt Tyrannosauridae với những lời khủng long ăn thịt khác", Funston mô tả.

Phân tích 8 chiếc răng phát triển chưa đầy đủ trên xương hàm cho thấy hóa thạch thuộc về một con khủng long vẫn còn ở giai đoạn phôi, hay nói cách khác, sinh vật nhỏ bé đã chết trước khi nở.

Dựa trên hình ảnh 3D của xương hàm dưới, nhóm nghiên cứu đã tái tạo cấu trúc của hộp sọ và cho biết nó có kích thước tương đương hộp sọ của một con chuột hiện đại.

Khám phá vật chất lâu đời nhất trên Trái Đất: "già" hơn cả Hệ Mặt Trời, tới từ một ngôi sao xa xôi khác trên một viên thiên thạch

Hàng tỉ năm trước khi Hệ mặt trời của chúng ta xuất hiện, một ngôi sao chết đã "nổ tung" và văng các mảnh vỡ cùng bụi vào không gian. Một ít bụi của ngôi sao đó, mắc kẹt trong một thiên thạch đã va chạm với Trái đất vào năm 1969, đã trở thành vật chất "già" nhất từng được tìm thấy trên hành tinh của chúng ta.

Các nhà khoa học tại Bảo tàng Field đã công bố kết luận chính thức này trên Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ hồi tháng 1-2020. Phân tích cho thấy các hạt bụi này có tuổi đời từ 4,6 - 7 tỉ năm, cổ xưa hơn cả Hệ mặt trời của chúng ta - hình thành khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Phát hiện thú vị này thúc đẩy các nhà khoa học tiếp tục săn lùng những manh mối về lịch sử hình thành thiên hà của chúng ta.

Phát hiện hóa thạch 'trực nhân' lâu đời nhất

Các nhà khảo cổ học quốc tế, do Đại học La Trobe của Australia và Đại học Washington của Mỹ dẫn đầu, công bố phát hóa thạch lâu đời nhất từng được biết đến của người đứng thẳng, hay trực nhân (Homo erectus), bên trong khu phức hợp hang động Drimolen ở tây bắc Nam Phi. Hộp sọ, được đặt tên là DNH 134, ước tính có niên đại cách đây 1,95 - 2,04 triệu năm.

Phát hiện đã đẩy lùi nguồn gốc của người Homo erectus trở về quá khứ sớm hơn 200.000 năm so với ghi nhận trước đây, theo Giáo sư Andy Herry từ Đại học La Trobe, trưởng nhóm nghiên cứu. Mẫu vật lâu đời nhất trước đó thuộc về hộp sọ Dmanisi, khoảng 1,75 - 1,85 triệu năm tuổi, được khai quật ở Georgia vào năm 1991.

khoa hoc2

 

Mảnh vỡ đầu tiên của DNH 134 được tìm thấy vào năm 2015, nhưng nhóm nghiên cứu phải mất thêm 5 năm để khai quật hơn 150 mảnh vỡ để ghép thành hộp sọ. Các phân tích hóa thạch cho thấy mẫu vật thuộc về một đứa trẻ không quá ba năm tuổi khi chết.

"DNH 134 không chỉ tiết lộ Homo erectus đã có mặt trên Trái Đất từ rất sớm, mà còn giúp hiểu thêm về sự di cư của loài người đứng thẳng ở châu Phi", Herry nhấn mạnh. "Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng bởi Homo erectus là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại (Homo sapiens)".

Minh Thư

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) mới đây đã phát đi thông tin triệu hồi đối với mẫu xe điện bán tải ấn tượng của Tesla. Nguyên nhân được thông báo là do bộ phận bàn đạp ga bị lỗi có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
PGS.TS.BS Hà Xuân Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - khẳng định: “Đổi mới sáng tạo trong y tế là khó khăn nhất vì liên quan nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ lẫn sinh mạng con người. Bệnh viện 199 là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này”.
Liên kết hữu ích