SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Nhìn lại danh sách loạt đại gia chứng khoán vướng vào lao lý

18:04, 30/03/2022
(SHTT) -Trước khi Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt vì hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", nhiều Chủ tịch, Phó Chủ tịch của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán rơi vào vòng lao lý như, ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Dược Viễn Đông; ông Hà Văn Thắm - Tập đoàn Đại Dương (OGC) hay "bầu" Kiên...

Lê Văn Dũng - Chủ tịch Dược Viễn Đông

Năm 2010, cổ phiếu DVD của CTCP Dược Viễn phẩm Viễn Đông là một trong những hàng hot trên thị trường, khi có những chuỗi tăng điểm kéo dài, thanh khoản lớn, được các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm.

Tuy nhiên, sự việc đã nhanh chóng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phơi bày, khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Dũng là người chủ mưu cùng một số người khác thao túng cổ phiếu DHT để nhằm thâu tóm CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT).

Đồng thời, ông Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng lập ra nhiều công ty “ma” cho người thân trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo. Thực chất mọi việc do ông Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, làm giả các hợp đồng có giá trị lớn, cung cấp thông tin sai sự thật, doanh thu của DVD... để lừa đảo nhà đầu tư.

Ngoài ra, ông Dũng cũng trực tiếp chỉ đạo việc thao túng làm giá cổ phiếu DVD.

Ông Lê Văn Dũng sinh năm 1972, là người đầu tiên bị xử lý tội thao túng chứng khoán.  

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc. Ngoài ông Dũng thì em trai ông là Lê Văn Mạnh và bà Cao Hồng Vân - Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính kiêm Kế toán trưởng DVD cũng bị bắt giữ.

Cuối năm 2011, ông Lê Văn Dũng bị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên án 4 năm tù, ông Lê Văn Mạnh 2 năm tù. Đây được coi là vụ án điểm đối với tội danh thao túng chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán ra đời tại Việt Nam.

Hà Văn Thắm - Tập đoàn Đại Dương (OGC)

Hà Văn Thắm tại một phiên toà.

Ông Hà Văn Thắm, sinh năm 1972 tại Bắc Giang được biết đến rộng rãi trong giới tài chính, khi là Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group – mã chứng khoán OGC) và Chủ tịch Ocean Bank.

Dưới thời của ông Thắm, OGC đã có hành trình tăng vốn đến chóng mặt. Thành lập năm 2007 với vỏn vẹn vốn điều lệ 10 tỷ đồng, sau 6 năm vốn tại OGC đã tăng tới 300 lần, lên 3.000 tỷ đồng.

Tháng 10/2014, ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ocean Group (OGC) và Ocean Bank đã bị bắt vì Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Nhiều biến cố sau đó, đặc biệt là việc Ocean Bank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, đã tác động đáng kể đến tình hình tài chính của ngân hàng này.

Dưới thời ông Hà Văn Thắm, OGC đã có quá trình tăng vốn chóng mặt. Cũng kể từ khi ông Thắm bị bắt giam, cơ cấu sở hữu của Ocean Group đã có sự biến động mạnh. Một loạt doanh nghiệp liên quan đến ông Thắm phải bán giải chấp cổ phiếu OGC theo yêu cầu của ngân hàng.

“Đại án” bầu Kiên và đồng phạm tại ACB

Bầu Kiên trước vành móng ngựa.

Ngày 20/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB bị bắt, để điều tra liên quan tới các sai phạm trong hoạt động kinh tế tại 3 công ty con do ông làm chủ tịch Hội đồng quản trị (gồm Công ty đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và Công TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội).

Sự kiện bắt bầu Kiên đã gây chấn động thị trường tài chính ngân hàng thời điểm đó.

Cơ quan điều tra cũng xác định thường trực HĐQT của ACB đã ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, và uỷ quyền cho bị cáo Kiên trực tiếp làm. Chủ trương này được cho là trái quy định của nhà nước, khiến ACB bị thua lỗ gần 688 tỷ đồng.

Sự kiện bắt bầu Kiên đã gây chấn động thị trường tài chính ngân hàng thời điểm đó. Trên thị trường chứng khoán, hàng trăm cổ phiếu giảm sàn hết biên độ, thị trường hoảng loạn 3 phiên liên tiếp vào các ngày 21/8, 22/8 và 23/8/2012. Ước tính vốn hóa thị trường chứng khoán bị thổi bay 6,5 tỷ USD chỉ trong mấy phiên giao dịch trên.

Vụ án này được coi là đại án trong giai đoạn 2012 – 2014, tốn rất nhiều giấy mực của báo chí và được sự quan tâm lớn của dư luận.

Năm 2014 sau phiên tòa sơ thẩm, tháng 12/2014, Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm với ông Nguyễn Đức Kiên tổng cộng 30 năm tù giam, nộp phạt 75 tỷ đồng trốn thuế, 100 triệu đồng tội lừa đảo.

Ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB bị tuyên án 8 năm tù, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang lần lượt bị tuyên án 4 năm tù. Ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó chủ tịch ACB 3 năm tù và ông Huỳnh Quang Tuấn bị tuyên án 2 năm tù.

Các nguyên lãnh đạo ACB bị tuyên án trên đều bị cấm giữ mọi chức vụ về ngân hàng, tài chính trong vòng 5 năm sau khi ra tù.

Đại gia Lê Văn Hướng

Ông Lê Văn Hướng trong ngày cổ phiếu JVC chào sàn chứng khoán.

Giữa năm 2015, ông Lê Văn Hướng (SN 1976, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật - JVC), bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội khởi tố bị can về hành vi "lừa dối khách hàng".

Trước khi biến cố xảy ra, ông là một đại gia nằm trong top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, với tài sản quy đổi lên tới 222 tỷ đồng.

Sau khi ông Lê Văn Hướng rơi vào vòng lao lý, hoạt động kinh doanh của công ty bị xáo trộn, ban lãnh đạo thay đổi liên tục, nhiều hợp đồng lớn bị ngưng, cổ phiếu bán tháo, ngân hàng xiết nợ, thêm vào đó là hàng trăm tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi bị biến thành những khoản phải thu có nguy cơ không thu hồi được.

Tình hình này khiến JVC báo lỗ tới hơn 700 tỷ trong năm tài chính 2015.

Cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA thao túng giá chứng khoán

Các đối tượng Tuấn, Hinh, Hùng (từ trái qua phải) 

Tháng 5/2020, TAND TP Hà Nội tuyên Phạm Thị Hinh (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA, cựu Chủ tịch HĐQT công ty CP chứng khoán VSM) 18 tháng tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bản án xác định năm 2015, bà Hinh thực hiện tăng vốn điều lệ công ty KSA bằng cách phát hành thêm 56,5 triệu cổ phiếu mã KSA chào bán ra công chúng và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán.

Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Lúc này, bà Hinh chỉ đạo nhân viên lập 69 tài khoản để giao dịch chéo cổ phiếu KSA, nhằm tăng giá cổ phiếu và tăng tính thanh khoản.

Tiếp đó, nữ đại gia bàn bạc cùng Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên công ty Chứng khoán Maritime - MSI) sử dụng các tài khoản trên liên tục bán chứng khoán KSA, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu KSA để thu hút các nhà đầu tư.

Hoàng Long (t/h)

vnfinance.vn

Tin khác

Thương hiệu 14 giờ trước
(SHTT) - HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thương hiệu 14 giờ trước
(SHTT) - Với xu hướng phát triển của công nghệ chăm sóc răng, sản phẩm xịt chống sâu răng thế hệ mới Wavekids Noflo đang thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh.
Thương hiệu 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 15/4/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khánh thành, trao tặng công trình Nhà văn hoá cộng đồng tránh lũ tại thôn Trúc Hà, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Thương hiệu 15 giờ trước
(SHTT) - Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh) vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may qua đời do tai nạn.
Thương hiệu 15 giờ trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.