Nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế 5 tháng đầu năm
Việt Nam tiếp tục chặng đường phục hồi không mấy bằng phẳng trong những tháng đầu năm, phần nào phản ánh mức độ bất ổn cao của môi trường toàn cầu, các chuyên gia của HSBC nhận định trong báo cáo phát hành vào tháng 5.
Xuất khẩu tăng trưởng, năng lực sản xuất cải thiện nhờ dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI), du lịch phục hồi, … là những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế 5 tháng đầu năm.

Nhiều số liệu vĩ mô có chiều hướng tốt lên nhưng theo một số chuyên gia, đang có sự lệch pha giữa các nhóm doanh nghiệp, đang tồn tại hai nền kinh tế trong cùng một quốc gia. Sự phục hồi tích cực chỉ phản ánh được bức tranh của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn còn khối doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn còn khá chật vật.
Theo PGS TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bên cạnh những lĩnh vực có sự hồi phục như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường vẫn ở mức cao, tỷ lệ đầu tư tư nhân và tăng trưởng tín dụng rất thấp.
Điều này phản ánh những gam màu xám của nền kinh tế khi cấu trúc toàn thể của thị trường tài chính đang có vấn đề chứ không đơn giản là vấn đề ở thị trường bất động sản. Nền kinh tế đang có xu hướng phục hồi tăng trưởng nhưng bên trong đó là một số bất ổn tiềm ẩn.
Nhìn vào cơ cấu doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô thấp, sức chống chịu yếu dẫn đến khi bối cảnh khó khăn, khiến xu hướng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao. Ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm đến 70% còn nền kinh tế nội địa thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Trong ba tháng đầu năm nay cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì lại có 8 doanh nghiệp rút lui. Trong khi quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi và tuổi thọ thực sự của doanh nghiệp cũng ngắn lại.
Đáng chú ý, trong cơ cấu GDP, khu vực doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chỉ đóng góp 10%, khu vực hộ gia đình đóng góp 30%, khu vực doanh nghiệp Nhà nước đóng góp gần 30%.
“Khu vực doanh nghiệp tư nhân được coi là động lực chính cho nền kinh tế mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khu vực hộ gia đình đóng góp 30% nhưng quy mô nhỏ còn khu vực Nhà nước hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả”, ông Trần Đình Thiên nhận định.
Một vấn đề khác là nền kinh tế còn dựa nhiều vào doanh nghiệp FDI. Tăng trưởng của Việt Nam hiện đang dựa nhiều vào vốn nước ngoài, đó là lý do cung ứng vốn của Việt Nam thấp nhưng số liệu tăng trưởng vẫn cao.
Khu vực doanh nghiệp nội địa đáng ra phải đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng và là khu vực chủ lực của kinh tế thị trường thì lại chỉ chiếm hơn 10% GDP. Nếu như oanh nghiệp tư nhân ngày càng yếu đi thì không thể tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn được.
TH
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- Kinh vân top 1 võ công
- Bảng giá Đệm Hanvico
- vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi