SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Nhiều startup khốn đốn vì "thờ ơ" với tài sản trí tuệ

06:36, 13/04/2019
(SHTT) - Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chưa đánh giá được hết tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ vì vậy đã vướng vào nhiều rắc rối, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Mới đây, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao TPHCM và Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tổ chức hội thảo Nhận diện tài sản vô hình và tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tại đây các chuyên gia đánh giá, doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Song có một thực trạng chung là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do. Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn thờ ơ với vấn đề này.

hoi thao tai san tri tue

 Nhiều startup khốn đốn vì "thờ ơ" với tài sản trí tuệ

Với nhiều doanh nghiệp lớn và dày dạn kinh nghiệm thì chuyện đầu tư thích đáng cho sở hữu trí tuệ (SHTT) gần như là lẽ đương nhiên nhưng ở những doanh nghiệp non trẻ, vừa gia nhập thương trường, cuộc cạnh tranh sinh tồn khiến người ta mới chỉ có thể ăn bữa nào hay bữa đấy. Tuy vậy, cùng với xu thế của thời đại số, ý tưởng cho sự ra đời của rất nhiều startups hiện nay đều bắt nguồn từ các sáng chế, thiết kế, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, mô hình kinh doanh… Và đấy là những tài sản vô hình rất dễ bị sao chép.

Theo PGS. TS. BS Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác Phía Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ), có những điển hình “cái nảy sảy cái ung” khiến không chỉ startup “khốn đốn” mà còn khiến các cơ quan chức năng cũng “đau đầu” lây. Chuyện xảy ra ở một startup đã được công nhận là DN khởi nghệp đổi mới sáng tạo tại TPHCM là điển hình gần nhất. Với công nghệ tiên tiến, DN này đã được tham gia nhiều chương trình hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước, ngân hàng… Và ngay từ lúc ra đời, chủ DN chỉ nghĩ một cách đơn giản là đặt cho công ty một cái tên “hay hay”. Rồi cái tên ấy được gắn vào hồ sơ đăng ký kinh doanh, vào dự án vay vốn ngân hàng, vào các chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ nhà nước…

Hai năm sau khi hoạt động, startup này nhận được một yêu cầu từ Mỹ về việc phải đổi tên DN vì tên ấy đã được một DN khác đăng ký bảo hộ toàn cầu. Dù không có nhu cầu “sống chết” với cái tên “trót nhỡ” nhưng vì đây là nội dung đã vướng vào rất nhiều hồ sơ, giấy tờ, chương trình nên startup này cuối cùng phải chi cả triệu đô la thuê luật sư đàm phán để được sử dụng tên DN trong thời hạn 5 năm - quãng thời gian đủ để startup hoàn tất các dự án, khoản vay đang thực hiện.

Ông Phạm Xuân Đà cũng cho biết thêm, trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến vấn đề tài sản vô hình, TSTT nếu muốn tồn tại, cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, khó tiếp cận. Doanh nghiệp gặp nhiều cản trở bởi các thủ tục đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ còn rối rắm, tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian. Ở nước ngoài, các nhà sáng chế sáng tạo luôn hoạt động song hành với luật sư chuyên ngành, có hiểu biết sâu sắc về TSTT để hỗ trợ tư vấn các thủ tục đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nguồn chi phí khá cao, trong khi các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về tài chính. Do vậy cần bàn đến vai trò hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan nhà nước, các hiệp hội ngành nghề.

Vân Anh 

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.