SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Nhiều sinh viên bị đuổi học: Người học lỗi một, chính sách, cơ chế lỗi mười

09:55, 17/11/2017
(SHTT) - Yêu cầu các trường ĐH khẩn trương đổi mới phương pháp dạy và học, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Từ thay đổi ấy, giúp sinh viên (SV) được trải nghiệm, yêu ngành, yêu nghề hơn, chuyên gia giáo dục góp ý.
dai hoc bach khoa
ĐH Bách Khoa Hà Nội, một trong những ngôi trường nằm trong Top đầu nhưng mỗi năm cũng có đến gần 1000 sinh viên bị đuổi học.

Siết đầu ra - câu chuyện được xem là rất bình thường ở các trường đại học nước ngoài, bây giờ mới được nhiều ĐH ở Việt Nam chú trọng. Để đảm bảo được chất lượng đầu ra đối với các trường ĐH, gần đây, một số trường ĐH lớn đã công bố số lượng sinh viên bị đuổi học vì kết quả học tập kém.

Cụ thể, lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm, trường buộc thôi học từ 700 đến 800 SV do không đảm bảo việc học. Nhiều trường đại học khác cũng có động thái tương tự.

Tháng 10 vừa qua, ĐH Luật TP HCM buộc thôi học 112 SV hệ chính quy, nhiều em khác rơi vào tình trạng “báo động đỏ” khi bị cảnh báo học vụ hoặc đình chỉ học một năm.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM dự kiến cảnh báo học vụ 579 SV, buộc thôi học 35 em có điểm trung bình học tập thấp.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên bị đuổi học, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cho biết: “Sinh viên không bắt kịp chương trình dẫn đến kết quả kém. Ở nước ngoài, các trường ĐH thường có cố vấn, hỗ trợ sinh viên chọn tín chỉ phù hợp với năng lực của sinh viên và phù hợp với chuyên ngành các em chọn. Còn ở VN không có những cố vấn học tập như thế này”.

Một nguyên nhân khác nằm ở công tác tuyển sinh. Nhiều SV đủ điểm vào đại học nhưng học được chương trình đại học hay không mới là điều quan trọng

“Các trường cần nghiên cứu xem sinh viên bị buộc thôi học thường rơi vào năm nào để xác định nguyên nhân cụ thể”, TS Vinh nói.

Vậy, quan tâm đầu ra trong giáo dục ĐH bằng cách đưa ra chỉ tiêu điểm thi đã thực sự đúng và sẽ cải thiện được chất lượng giáo dục? Phải chăng chỉ cần chăm học và thi đỗ điểm cao trong các kỳ thi là SV sẽ không thất nghiệp sau khi ra trường?

PV đã có cuộc trao đổi với Phó GS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT xung quanh vấn đề này

Quan tâm đến chất lượng giáo dục ĐH-đó mới chỉ giải quyết phần ngọn

Theo Phó GS. TS. Trần Xuân Nhĩ, để đào tạo hiệu quả nền giáo dục thì việc học không chỉ chú trọng ở đào tạo ĐH mà giáo dục các cấp phổ thông cũng cần chú trọng.

PGS. phân tích: “Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có năng khiếu và có định hướng riêng. Ngay từ trường mầm non cho đến học sinh cấp Tiểu học, Trung học Phổ thông đã có những định hướng về nghề nghiệp cho trẻ. Có những trẻ từ mẫu giáo đã thích nghề sư phạm, thể hiện qua việc chúng thích chơi trò dạy học…Có những trẻ từ nhỏ đã thích trò chơi khám bệnh cho búp bê, đó là những biểu hiện đầu tiên của niềm đam mê trong công việc”.

PGS TS Tran Xuan Nhi
PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ Giáo Dục trò chuyện với PV.

Hơn nữa, trong nghị quyết 106 CP của chính phủ đã nêu cao vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. Trong quá trình học, ngoài việc dạy lý thuyết, các thầy cô cần lồng ghép kiến thức về nghề nghiệp qua các bài giảng.

Những buổi thực hành cần được tổ chức nhiều hơn để học sinh được tiếp cận các vấn đề xã hội. Phía nhà trường mời những người tài trong xã hội, họ có thể là những người nông dân thành đạt, có thể là công nhân có tay nghề cao để chia sẻ kinh nghiệm với học sinh, sinh viên.

Vài thập kỷ trước, người ta chú ý đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, nhưng gần đây người ta lại không quan tâm gì đến những vấn đề này nữa. Vì vậy, khi tốt nghiệp THPT học sinh không biết làm gì, nếu học tiếp, chúng cũng không biết học gì. Bây giờ, học sinh cứ thi ĐH, tùy vào số điểm để xét nguyện vọng. Tuy nhiên, chính vì điều đó khiến SV mất đi lòng yêu thích học của mình.

“Học ĐH là môi trường học theo đam mê, sở thích. Nếu được học đúng ngành sẽ khiến SV say xưa nghiên cứu, còn nếu không thì ngược lại”, Phó GS Trần Xuân Nhĩ nhận định.

Theo chuyên gia giáo dục Trần Xuân Nhĩ, một nguyên nhân nữa khiến SV tiếp thu kiến thức không hiệu quả là tình trạng SV thụ động trong việc tiếp nhận thông tin. Trong lớp học vẫn duy trì cách học thầy đọc-trò ghi, phương pháp đó đã quá lạc hậu. Điều ấy khiến SV không tiếp thu hiệu quả được kiến thức, dẫn đến việc chán học.

“Tôi yêu cầu các trường ĐH khẩn trương đổi mới phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Từ thay đổi ấy, giúp học sinh được cọ xát, yêu ngành, yêu nghề hơn. Từ đó bước ra cuộc sống SV sẽ tìm được hướng đi cho mình một cách tự tin, bớt thụ động.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần kết hợp với các trường ĐH, để chuẩn bị cho nguồn lao động trong tương lai thật hiệu quả.

Chính những khâu định hướng giáo dục chưa thực hiện tốt, dẫn đến tình trạng SV chỉ lo khâu đầu vào và lơ là trong quá trình học: “Biết là lỗi một phần ở SV nhưng nguồn gốc sâu xa nguyên nhân là do chính sách và định hướng giáo dục và bước đi của nền giáo dục nước ta. Điều ấy mới là mấu chốt vấn đề”. PGS kết luận.

Cù Hiền

 

Bộ GD&ĐT cần có cam kết khi lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục PT và SGK

Nêu quan điểm về việc bộ GD&ĐT xin lùi thời hạn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới, ĐBQH Phạm Tất Thắng cho rằng: “Bộ cần có cam kết cụ thể, tránh việc sau một năm lại xin lùi tiếp”.

 

Lùi lại chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới là điều nên làm

“Để tránh đi vào vết xe đổ như mô hình trường học mới VNEN, tôi ủng hộ việc lùi lại thời gian thực hiện chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới để công tác chuẩn bị được kỹ lưỡng”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 13 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 13 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.