SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Nhiều sáng kiến giúp Việt Nam xuất khẩu gỗ bền vững, đứng tốp đầu thế giới

16:55, 29/10/2022
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt gần 15 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Ngày 28/10, tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tổng Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn "Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam".

Tham dự có ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); ông Cao Chí Công - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban ngành tỉnh Bình Dương; đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Đại sứ một số nước châu Âu tại Việt Nam; tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ); đại diện các tổ chức quốc tế, các Hiệp hội gỗ và doanh nghiệp, các Viện nghiên cứu, trường đại học.

122

 Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh Phương Chi.

Tại diễn đàn, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, nhà khoa học trong và ngoài nước đã cùng nhau trao đổi, tiếp cận, làm sáng tỏ thêm các quy định của quốc tế, chia sẻ các giải pháp, các sáng kiến để triển khai hiệu quả chuỗi giá trị gỗ hợp pháp trong ngành gỗ.

Ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt gần 15 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới. Theo dự báo, vào năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỷ USD.

Để đạt được mục tiêu này, ông Điển cho rằng, ngành gỗ cần tạo ra các chuỗi giá trị từ khâu nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho tới khâu xuất khẩu. Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế, qua đó đảm bảo 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp.

Ông Oemar Idoe - Quản lý các dự án GIZ về môi trường, biến đổi khí hậu và nông nghiệp tại Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta cần phải nỗ lực tạo ra môi trường thúc đẩy quản trị rừng tốt để việc truy xuất nguồn gốc gỗ và thương mại bền vững trong quá trình triển khai hệ thống trách nhiệm giải trình và tuân thủ các quy định của Việt Nam và quốc tế được thuận lợi. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần có đủ nguồn lực để phát triển, duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và tăng cường những năng lực cần thiết. Đưa được nhiệm vụ số hóa vào một trong những dòng ngân sách thường xuyên của quốc gia là hành động then chốt để có thể đảm bảo việc giám sát thương mại gỗ và thực thi pháp luật...".

Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết thêm, trong quá trình phát triển của tỉnh, ngành sản xuất, chế biến gỗ đã đóng góp rất lớn vào tỷ lệ GRDP của tỉnh, các doanh nghiệp đã chủ động tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, sản phẩm chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương được xuất khẩu sang nhiều thị trường, có lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay sau thời gian ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và các diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, ngành gỗ đang đứng trước những khó khăn, đặc biệt là khó khăn về thị trường tiêu thụ, các thị trường lớn như thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,… đều giảm quy mô tiêu thụ.

445

 Xuất khẩu gỗ Việt Nam đứng thứ 5 Thế giới.

Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng các quy định của các hiệp thương mại tự do nói chung và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) nói riêng còn gặp không ít khó khăn.

Do đó, Diễn đàn là dịp để Bình Dương giới thiệu, quảng bá ngành chế biến gỗ cũng như tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gỗ hợp pháp, bền vững sang thị trường EU.

 Quang Anh

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ cắt giảm thuế lợi nhuận từ sở hữu trí tuệ xuống chỉ còn 5%, đồng thời điều chỉnh Luật Bản quyền để phản ánh sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ chế mới cũng nhằm thúc đẩy thành phố trở thành trung tâm giao dịch bản quyền.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đó, Thành phố sẽ tổ chức 7 trận địa bắn pháo hoa phục vụ công chúng.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thời điểm ASEAN bước sang thập kỷ thứ sáu tồn tại và phát triển cũng là lúc chúng ta đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Hiện nay, người dân Hà Nội và Thừa Thiên Huế có thể đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngay trên ứng dụng VNeID bằng cách thực hiện theo 7 bước dưới đây.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) với Chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.