SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 02/11/2024
  • Click để copy

Nhiều bạn trẻ chọn từ bỏ đại học để sớm về 'đích'

08:37, 25/07/2023
Hầu hết những bạn trẻ sau khi ra trường đều mong muốn tìm một công việc đúng với ngành mà mình đã học. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ bây giờ có xu hướng từ bỏ đại học để học trường cao đẳng nghề với mong muốn sớm về "đích".

Cùng với sự phát triển của thị trường lao động cũng như tinh thần khởi nghiệp của lớp trẻ, nhiều thí sinh ngày càng có những cân nhắc cẩn thận trong việc học trường nào, ngành gì để đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động…

Có một công việc tốt, mang lại thu nhập ổn định là đích đến của tất cả mọi người. Trước ngã rẽ buộc phải lựa chọn cho tương lai của mình, nhiều bạn trẻ hiện nay đang mạnh dạn tìm lối đi mới mẻ cho bản thân, chọn học trường nghề ngắn hạn thay vì tìm kiếm cơ hội việc làm sau cánh cửa đại học.

Chọn trường nghề với hy vọng sớm về "đích"

Em Tô Trung Tôn đã chọn trường cao đẳng nghề với hi vọng sớm ra trường để có thể tìm một công việc có mức thu nhập tốt, phụ giúp gia đình. (Ảnh N.V.C.C.)

Em Tô Trung Tôn đã chọn trường cao đẳng nghề với hi vọng sớm ra trường để có thể tìm một công việc có mức thu nhập tốt, phụ giúp gia đình. (Ảnh N.V.C.C.)

Là một trong những thí sinh trúng tuyển Đại học Xây dựng với 23 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022 nhưng thời điểm đó, bạn Tô Trung Tôn (Hà Nội) vẫn quyết định chọn theo học ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic. Nói về lý do bất ngờ này, Tôn chia sẻ: “Học đại học bây giờ vừa tốn kém vừa lâu ra trường nên mình đã quyết định học nghề để dễ dàng có cơ hội tìm việc làm hơn”.

"Mình rất đam mê công nghệ thông tin, thực tế thì điểm số cũng khá ổn nhưng rất khó đậu vào ngành này ở các trường tốp. Nếu vẫn muốn vào những trường này, sẽ phải chọn một ngành khác có điểm "nhẹ" hơn nhưng sẽ không đúng nguyện vọng của bản thân", Tôn cho biết thêm. 

Ban đầu, khi chia sẻ về việc sẽ không học đại học, Tôn bị gia đình phản đối quyết liệt. Phần vì muốn được "nở mày nở mặt", phần thì nghe họ hàng, làng xóm phân tích nên bố mẹ Tôn cũng khuyên con nên đi học đại học để có một tương lai tốt hơn.

Nhưng khi nghe Tôn giải thích về những chi phí phải bỏ ra trong 5 năm theo học Đại học tại ngành đỗ nhưng không đúng với sở thích và nguyện vọng của bản thân. Và chia sẻ về việc học cao đẳng sẽ sớm ra trường hơn, thực hành nhiều hơn và có thêm thời gian thực tập tại các công ty, cùng cơ hội việc làm. Sau đó, Tôn được cả bố và mẹ hết sức ủng hộ. 

Và hiện giờ, đang là sinh viên năm hai của trường, Tôn cảm thấy quyết định theo học là hoàn toàn đúng đắn.

Cơ hội việc làm, lương cao ngay khi còn trên ghế nhà trường

Trên thực tế, việc học nghề có thể xem như một lựa chọn sáng suốt trong thời điểm này. Khi mà thị trường việc làm đang “thừa thầy thiếu thợ”, những bạn trẻ có tay nghề được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn chính là đối tượng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Không những vậy, nhiều đơn vị đào tạo nghề ngắn hạn hiện nay còn kết nối với các đơn vị tuyển dụng, tìm kiếm việc làm để giới thiệu cho học viên ngay sau khi ra nghề. Hoặc nếu không ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào thì với những ngành nghề được đào tạo, bạn trẻ cũng có thể tự mình khởi nghiệp với sức khỏe, bản lĩnh và tay nghề của mình.

Ngọc Thị Hoàn, cực sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. (Ảnh N.V.C.C.)

Ngọc Thị Hoàn, cực sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. (Ảnh N.V.C.C.)

Dù trúng tuyển vào đại học top đầu những vẫn chọn trường nghề, Ngọc Thị Hoàn (23 tuổi, Bắc Giang) cựu sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, "Vốn yêu thích lập trình từ hồi cấp 2, nên tôi đăng ký ngành An toàn thông tin của Học viện Kỹ thuật mật mã. Với thành tích 3 năm cấp 3 đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, nhiều năm được chọn đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Tin học, ước mơ của tôi vốn nằm trong tầm tay. 

Nhưng vào thời điểm cuối năm lớp 12, khi bố mẹ em đã gần 60 tuổi, ốm đau nhiều hơn trước. Sợ bố mẹ vất vả nếu phải nuôi tôi 5 năm học đại học nên tôi đã chủ động từ bỏ ước mơ. Lúc nhận được giấy báo đỗ đại học cũng là lúc tôi bắt đầu tìm hiểu thông tin về các trường nghề. Chỉ trong vòng 2 - 3 tuần, tôi quyết định đăng ký ngành Thiết kế đồ họa của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội - nơi chỉ mất 3 năm theo học".

Ngay năm nhất, với nền tảng sẵn có, Hoàn đã có thể nhận thiết kế. Thu nhập lúc đó đủ để lo chi phí sinh hoạt cho bản thân, thậm chí còn có thể mua quà gửi về cho bố mẹ.

Đến năm thứ 3, Hoàn đã tự xin thực tập ở một doanh nghiệp chuyên về truyền thông, làm đúng chuyên ngành mà mình đã theo học. Sau một thời gian thử việc, Hoàn được công ty nhận vào làm chính thức với mức thu nhập 8 - 10 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, Hoàn đang là nhân viên thiết kế - Giám sát hình ảnh của Khối Kinh Doanh Nhượng quyền một thương hiệu trà Sữa nổi tiếng. Ngoài ra, Hoàn làm freelancer cho không ít cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... Đáng chú ý, cô gái năng động này còn sở hữu một blog chia sẻ kinh nghiệm về thiết kế đồ họa với hơn 48.000 độc giả trong và ngoài nước.

Thực tế nhu cầu nhà tuyển dụng 

Ông Vũ Đăng Khoa - Tổng Giám đốc Công ty công nghệ 3S GROUP. (Ảnh N.V.C.C.)

Ông Vũ Đăng Khoa - Tổng Giám đốc Công ty công nghệ 3S GROUP. (Ảnh N.V.C.C.)

Ông Vũ Đăng Khoa, Tổng Giám đốc Công ty công nghệ 3S GROUP - Một công ty trong lĩnh vực HR Tech (công nghệ nhân sự) tại Việt Nam, cho biết: “Qua thống kê dữ liệu thực tế một năm gần đây của công ty về nhu cầu tuyển dụng cho thấy, hầu hết những đơn vị đối tác đều đa phần ưu tiên những CV có kinh nghiệm chứ không còn đặt nặng về điều kiện bằng cấp như trước nữa". 

"Tôi thấy việc học đại học là cần thiết, nhưng làm sao sau khi học xong có thể làm được việc, làm ngành phù hợp để có cơ hội phát triển bản thân và đóng góp xã hội mới quan trọng. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, việc một số bạn trẻ hiện nay chuyển từ mục tiêu phải học đại học sang học nghề là họ nắm rõ được nhu cầu và khả năng của bản thân, họ thực sự thực tế hơn so với nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp đại học mới ra trường", ông Khoa chia sẻ. 

Qua thống kê của Bộ GD & ĐT, năm 2022 cả nước chỉ có 24 tỉnh có tỷ lệ học sinh trúng tuyển Đại học nhập học trên 48%, còn lại 39 tỉnh, thành phố dưới mức trung bình cả nước. Trong đó, có 20 tỉnh có tỷ lệ này dưới 40%, tập trung ở vùng miền núi phía bắc, ĐBSCL, Tây nguyên và Bắc Trung bộ.

Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tuyển sinh nghề năm 2022 đạt kết quả khả quan, cao nhất trong 5 năm gần đây, với 2,48 triệu người tham gia học nghề. Tính đến hết 30/5/2022, cả nước ước tính tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp đạt 890.646 người (đạt trên 40% kế hoạch), trong đó, trình độ trung cấp thu hút được 24.192 người, đạt 7.2% so với kế hoạch, trình độ cao đẳng được 24.192 người, đạt 8.1% so với kế hoạch; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 850.000 người (đạt 54,6% kế hoạch).

 

Tin khác

Tin Tổng hợp 4 ngày trước
Trong khi Tòa án đang giải quyết vụ tranh chấp dân sự liên quan đến thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận thì UBND huyện Bình Chánh lại nhiều lần ban hành các quyết định về thu hồi.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ