SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Nhật Cường Moblie làm ăn ra sao trước khi bị khám xét

08:00, 11/05/2019
(SHTT) - Theo tìm hiểu trước khi bị khám xét, Nhật Cường Mobile liên tục bị khách hàng lên tiếng về vấn đề dịch vụ hậu mãi. Cùng nhìn lại những lần khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile trong thời gian qua.

Trước đó, như Sở hữu trí Tuệ đưa tin, sáng 9/5, nhiều cảnh sát thuộc các lực lượng của Bộ Công an, do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu chủ công, đã tiến hành khám xét chuỗi cửa hàng điện thoại Nhật Cường.

cc

 

Hiện, 9 cửa hàng của Nhật Cường Mobile trên đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Chùa Bộc, Nguyễn Trãi và Láng Hạ... đồng loạt đóng cửa. Các số điện thoại đường dây nóng, tổng đài chăm sóc khách, bán hàng, bảo hành... đều ngắt kết nối.

Được biết, ngay sau đó hàng loạt các kênh truyền thông khác trên Internet của Nhật Cường Mobile cũng biến mất. Nhiều khách hàng cho biết họ không thể liên lạc với Nhật Cường Mobile. 

Từ 20h tối 9/5, cả hai tên miền nhatcuong.com.vn và dienthoaididong.com của hệ thống này cũng không thể truy cập bình thường. Trang mạng xã hội chính thức của Nhật Cường Mobile với gần 500.000 lượt Like cũng không còn xuất hiện. Bấm vào địa chỉ Facebook trước đó chỉ hiện ra thông báo liên kết có thể bị hỏng hoặc trang có thể đã bị gỡ.

Theo tìm hiểu trước khi bị khám xét, Nhật Cường Mobile liên tục bị khách hàng lên tiếng về vấn đề dịch vụ hậu mãi. Cùng nhìn lại những lần khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile trong thời gian qua.

Năm 2018, khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile đánh tráo ruột máy và dịch vụ sửa chữa kém

Theo thông tin được đăng tải trên báo Pháp luật Việt Nam, khách hàng T.T.H ở Hà Nội cho biết: Điện thoại chị bị vỡ màn hình, để tiện cho việc sử dụng chị đã mang chiếc điện thoại của mình ra Nhật Cường Mobile chi nhánh Giảng Võ để sửa. Tại đây, kĩ thuật viên đã tiến hành thay màn hình cho chị. Tuy vây, khi cầm máy về nhà sử dụng, chị H thấy camera bị mờ, mang ra cơ sở Nhật Cường Mobile Giảng Võ kiểm tra lại thì được biết do lúc thay kính, kĩ thuật viên đã lắp kênh kính của camera nên camera không lấy nét được.

Tiếp đó, được một thời gian ngắn điện thoại của chị H lại không nhận cảm ứng. Mang máy ra cơ sở cũ kiểm tra lại, kĩ thuật viên cho biết máy đã bị chết màn hành và báo giá là 2,2 triệu đồng. Khi chị H thắc mắc tại sao chỉ thay màn hình do bị vỡ kính mà lại hỏng cảm ứng được thì kĩ thuật viên này lí giải thêm “có thể vì kính vỡ nên nó bị xước vào màn cảm ứng giờ mới phát bệnh gây chết cảm ứng".

nc

 

nhat-cuong-mobile-1-1608

 

Lần thứ 3, vẫn chiếc điện thoại đó khi dùng được thời gian chưa lâu xảy ra hiện tượng không nhận cảm ứng. Ra kiểm tra lại, kĩ thuật viên Trần Duy Trung cho biết điện thoại bị lỗi khác chứ không phải do lỗi màn hình, giờ phải giữ lại một tuần để thay và báo giá cho chị.H là hơn 3 triệu đồng, tuy nhiên chị H chỉ phải trả hơn 1 triệu đồng do được hồi lại tiền màn hình đã thay do kỹ thuật phán "nhầm bệnh".

Nhưng điều kì lạ là máy chị. H sau một quá trình sửa chữa tại Nhật Cường Mobile (chi nhánh Giảng Võ) giờ tên máy cũng như imei và dung lượng đều được thay đổi. Chị .H cho biết : máy không còn tên của chị mà được đổi thành “TrungTran’s iphone”. Thêm vào đó, số imei kiểm tra trong phần mềm của máy không trùng với số imei trên vỏ máy, dung lượng máy của chị .H trước đó là 64G, tuy vậy giờ đây dung lượng máy lại chỉ có 16G ..?

Dư luận sẽ đặt ra câu hỏi ra sao khi chị. H đã bỏ ra số tiền tổng cộng gần 6 triệu đồng để sửa một chiếc điện thoại vỡ màn hình, trong khi đó, hết lần này tới lần khác, kĩ thuật viên đều báo nhầm lỗi. Phải chăng, kĩ thuật viên ở đây chuyên môn kém, hay cố tính báo nhầm lỗi để “chặt chém” khách hàng?

Năm 2017, Khách hàng tố Nhật Cường mobile bán hàng "chặt chém"

Cũng theo báo Pháp luật Việt Nam, Anh V. (Nam Từ Liêm, Hà Nội), là khách hàng quen của hệ thống cửa hàng Nhật Cường Mobile cho biết, anh có mua một chiếc điện thoại Samsung Galaxy S7 Edge tại cửa hàng Nhật Cường ở phố Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).

Điện thoại bị vỡ màn hình nên anh đã mang chiếc điện thoại của mình tới cơ sở của Nhật Cường Mobile để thay. Tại đây, anh được nhân viên tư vấn và báo giá thay màn hình mới "hàng chính hãng Sam Sung" với giá tăng dần theo thời gian bảo hành.

nhat-cuong-mobile-3-1618

 

Cụ thể, giá màn hình chiếc điện thoại này với thời gian bảo hành 1 tuần là gần 5,3 triệu đồng, bảo hành nửa tháng là hơn 5,5 triệu đồng, bảo hành 1 tháng là 6,3 triệu đồng.

Trong khi đó, tham khảo ở một số cửa hàng khác như trung tâm bảo hành Samsung tại Cầu Giấy, giá thay màn hình chỉ có 4,5 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với giá của Nhật Cường Mobile tư vấn cho khách hàng.

Đáng chú ý, nhân viên Samsung cho biết, màn hình mới và chiếc điện thoại sẽ được bảo hành đúng theo thời gian bảo hành còn lại kể từ thời điểm mua.

Quá bức xúc trước sự việc, anh T đã đăng tải câu chuyện lên Group Otofun trên mạng xã hội thì nhận được khá nhiều chia sẻ đồng cảm, đồng thời lên án đối với chế độ bảo hành và thái độ phụ vụ của nhân viên Nhật Cường Mobile.

 Năm 2016, nhân viên Nhật Cường mobile bị tố bảo hành lấy giá "cắt cổ", điện thoại iPhone bị chọc hỏng ổ cứng

Theo trang GameN, vào tháng 6/2016, anh Ngọc T. (quê ở Hưng Yên) đã dùng một chiếc iPhone 6S hàng xách tay mua ở Nhật Cường mobile. Sau một thời gian sử dụng, chiếc máy bất ngờ bị "treo táo" (một lỗi khá phổ biến của dòng iPhone - PV) nên anh đã phải đem điện thoại ra trung bảo hành của Nhật Cường Mobile ở Giảng Võ để bảo hành.

Tại đây, nhân viên tiếp nhận sau hơn 1 tiếng kiểm tra báo lại máy bị chập ổ cứng, phí sửa chữa hết 1,2 triệu đồng, thay mới là 1,8 triệu đồng. Nếu còn bảo hành được bớt 10%, sau đó là bớt 250.000 đồng nhưng anh không đồng ý.

Điều đáng nói là dù đã báo hoãn không sửa máy nữa, nhưng nhân viên kỹ thuật cho biết đã sửa xong (trong vòng 40 phút) và nếu anh đồng ý thì nhận bàn giao máy (trả tiền) hoặc nhận lại máy như tình trạng ban đầu (treo táo).

Đồng ý nhận lại tình trạng như ban đầu nhưng muốn hỏi rõ lý do vì sao không được bảo hành, anh Ngọc T. nhận được câu trả lời là do máy bị xước xát và vỡ kính màn hình. Cuối cùng, anh Ngọc T. đành phải yêu cầu nhân viên lập biên bản từ chối bảo hành.

Bức xúc vì dịch vụ đắt đỏ cùng thái độ của nhân viên Nhật Cường mobile, anh Ngọc T. quyết định đem máy ra ngoài sửa thì được nhân viên kỹ thuật ở nơi mới báo rằng ổ cứng bị chọc hỏng phải thay mới. Anh T. đã thay ổ cứng 64GB và ép lại kính màn hình với tổng chi phí còn rẻ hơn sửa chữa (không phải thay) ở Nhật Cường mobile.

Nhật Cường Mobile là gì?

Khởi nguồn từ một cửa hàng sửa điện thoại di động năm 2001, Nhật Cường Mobile phát triển thành một chuỗi cửa hàng bán điện thoại trên toàn quốc rồi lấn sân sang công nghệ thông tin. Năm 2017, doanh nghiệp nằm trong danh sách 50 công ty về công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam.

 Hiện hệ thống này có 9 cửa hàng mua bán, bảo hành, sửa chữa điện thoại di động trải khắp Hà Nội. Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/6/2001.

Khi mới thành lập, doanh nghiệp đăng ký số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Dữ liệu mới nhất cho thấy hiện tại Nhật Cường đang có vốn điều lệ là 38 tỷ đồng.

Tổng giám đốc Nhật Cường hiện là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974), cũng là chủ sở hữu khi nắm tới 90% vốn doanh nghiệp này.

Ông Huy cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường từ ngày 2/4/2018, đơn vị cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho hầu hết sở ngành Hà Nội.

Hoài Anh

Tin khác

Kinh tế 12 phút trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.