SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 26/04/2025
  • Click để copy

Nhật Bản thành công trong việc chữa bệnh giác mạc bằng công nghệ tế bào gốc

07:25, 04/02/2020
(SHTT) - Y học Nhật Bản mới đây đã thu về thêm 1 thành tựu lớn khi nhóm chuyên gia ở Đại học Osakac điều trị thành công cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh giác mạc (cornea) thông qua phương pháp ghép mô được nuôi cấy từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS), mà không gây tác dụng phụ nào.

Theo Kyodo, một nhóm chuyên gia ở Đại học Osaka (Nhật Bản) đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng thành công việc ghép mô được nuôi cấy từ tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS) cho một nữ bệnh nhân mắc bệnh giác mạc (cornea).

Người phụ nữ 40 tuổi này được phẫu thuật mắt trái hồi tháng 7/2019 và đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe hồi phục tốt. Chưa thấy có tác dụng phụ nào. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân hoàn toàn không nhìn thấy gì, còn bây giờ thị lực đang được cải thiện. Theo các nhà khoa học, phương pháp điều trị này sẽ được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn lâm sàng sau 4 năm nữa.

giac-mac-hinh-chop-1

 

Theo trưởng nhóm Koji Nishida, sau kinh nghiệm lâm sàng đầu tiên này, sắp tới các chuyên gia Nhật Bản có kế hoạch thực hiện thêm 3 ca cấy ghép như vậy để điều trị một căn bệnh gọi là giác mạc hình chóp (hình nón, keratoconus) - tình trạng giác mạc không có hình cầu mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Giác mạc hình chóp có thể gây ra thị lực mờ và khiến bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng.

Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản đã phê duyệt vào tháng 3/2019 cho các thử nghiệm lâm sàng để điều trị các bệnh về giác mạc bằng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (tế bào iPS). Trước đó, các thí nghiệm tương tự đã được cấp phép cho bệnh nhân mắc bệnh võng mạc, chấn thương cột sống và một số bệnh khác.

Sau khi nhà khoa học Nhật Bản Yamanaka Shinya năm 2012 giành giải thưởng Nobel y học cho nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc, sự quan tâm đến chủ đề này từ cả phía xã hội Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản đã tăng lên nhiều lần. Y học tái sinh đã được tuyên bố là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển của khoa học. Các tế bào iPS với một hiệu ứng hóa học nhất định có thể trở thành các loại tế bào, theo lý thuyết, giúp phát triển mô cho các cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc cấy ghép mô đã phát triển là việc làm khó và tiềm ẩn nguy cơ phát triển của các khối u ác tính.

Bình An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - OpenAI vừa tiếp tục cuộc đua AI khốc liệt bằng việc chính thức tung ra hai mô hình lý luận (reasoning models) thế hệ mới mang tên o3 và o4-mini.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ, đến năm 2028, riêng các trung tâm dữ liệu có thể tiêu thụ tới 12% tổng lượng điện năng của Mỹ, tức gấp tới 3 lần so với hiện nay.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian gần đây, các nhà mạng đã bắt đầu gửi tin nhắn đến những thuê bao đang sử dụng thiết bị đời cũ, khuyến nghị người dùng nâng cấp lên thiết bị hỗ trợ dịch vụ VoLTE.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Người dùng sắp có thể xem qua, hỏi đáp và mua hàng ngay trong cuộc trò chuyện ChatGPT mà không cần chuyển đổi sang trang web hay ứng dụng khác.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, lực lượng QLTT nói chung và QLTT Quảng Ninh nói riêng đã chủ động triển khai các giải pháp số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và quản lý nội bộ.
. ..