SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/06/2025
  • Click để copy

Nhật Bản phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

14:49, 06/11/2024
(SHTT) - LignoSat, vệ tinh do Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry phát triển, được đưa lên trạm Vũ trụ Quốc tế trong một nhiệm vụ của SpaceX, sau đó giải phóng vào quỹ đạo ở độ cao khoảng 400 km phía trên Trái Đất.

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới do các nhà nghiên cứu Nhật Bản chế tạo phóng vào không gian hôm 5/11 trong thử nghiệm nhằm sử dụng gỗ cho nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng và sao Hỏa. Đặt theo từ tiếng Latinh có nghĩa là "gỗ", vệ tinh LignoSat nhỏ bằng lòng bàn tay sẽ chứng minh tiềm năng ứng dụng trong vũ trụ của vật liệu tái tạo khi con người khám phá không gian.\

37

 

"Với gỗ, vật liệu có thể tự sản xuất, chúng ta có thể xây nhà, sống và làm việc trong không gian vĩnh viễn", Takao Doi, phi hành gia từng bay trên tàu con thoi và nghiên cứu hoạt động không gian của con người ở Đại học Kyoto, cho biết.

 Với kế hoạch 50 năm nhằm trồng cây và xây dựng nhà gỗ trên Mặt Trăng cũng như sao Hỏa, nhóm của Doi quyết định phát triển vệ tinh gỗ để chứng minh gỗ là vật liệu phù hợp với môi trường không gian. "Những chiếc máy bay đầu thế kỷ 20 làm từ gỗ. Một vệ tinh bằng gỗ sẽ là điều khả thi", giáo sư khoa học lâm nghiệp Koji Murata ở Đại học Kyoto, chia sẻ.

Gỗ bền hơn trong vũ trụ so với trên Trái Đất do không có nước hoặc oxy gây mục ruỗng hoặc bắt lửa, theo Murata. Vệ tinh gỗ cũng giảm thiểu tác động môi trường ở cuối vòng đời. Những vệ tinh ngừng hoạt động phải rơi trở lại khí quyển để tránh trở thành rác vũ trụ. Vệ tinh bằng kim loại thông thường tạo ra nhiều hạt oxit nhôm trong quá trình hồi quyển, nhưng vệ tinh gỗ sẽ bốc cháy và ít gây ô nhiễm hơn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy honoki, một loại cây mộc lan bản xứ ở Nhật Bản thường dùng làm vỏ kiếm, phù hợp nhất để chế tạo vệ tinh, sau thí nghiệm kéo dài 10 tháng trên trạm Vũ trụ Quốc tế. Vệ tinh LignoSat làm từ honoki, sử dụng kỹ thuật thủ công Nhật Bản mà không cần ốc vít hoặc keo.

Sau khi triển khai, LignoSat sẽ ở trên quỹ đạo 6 tháng với nhiều bộ phận điện tử để đo gỗ phản ứng như thế nào trong môi trường cực hạn của vũ trụ, nơi nhiệt độ biến động từ -100 đến 100 độ C cách 45 phút một lần khi vệ tinh di chuyển từ vùng tối ra nơi có ánh sáng Mặt Trời. LignoSat cũng sẽ đo khả năng của gỗ trong việc giảm tác động của bức xạ vũ trụ lên bán dẫn, khiến nó phù hợp với ứng dụng như xây dựng trung tâm dữ liệu, theo Kenji Kariya, quản lý ở Viện nghiên cứu Tsukuba của Sumitomo Forestry.

TH

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
Interesting Engineering đưa tin Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) ra mắt nền tảng thiết kế chip do AI điều khiển có tên QiMeng.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chuyển đổi số bền vững không chỉ là cuộc chơi công nghệ, mà là câu chuyện về quyền kiểm soát, khả năng mở rộng và chủ quyền số. Trong bối cảnh đó, các tiêu chuẩn mã nguồn mở đang nổi lên như nền móng cho một hệ sinh thái số tự chủ và linh hoạt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 11/6, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Chiến lược Australia–Việt Nam (AVSTC) đã chính thức khai trương. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Australia và Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Sự ra đời của các cảm biến sinh học thế hệ mới không chỉ nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm mà còn đặt ra những khả năng hoàn toàn mới cho việc phát hiện nhanh các tác nhân gây hại, giúp giảm mạnh nguy cơ ngộ độc, lừa đảo thương mại và vi phạm tiêu chuẩn xuất khẩu.
. ..