SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nhật Bản loại bỏ nguy cơ khan máu, thiếu máu trong y tế nhờ vào công nghệ mới này

07:29, 03/10/2019
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học Nhật bản đã chính thức tuyên bố điều chế thành công một loại máu nhân tạo có thể truyền cho người mang bất kỳ nhóm máu nào. Điều này sẽ giúp các bệnh viện loại bỏ nguy cơ thiếu máu, khan hiếm máu truyền cho bệnh nhân trong tương lai.

Theo tờ Daily Mail, các nhà khoa học ở Đại học Quân y Nhật Bản đã phát triển được loại máu nhân tạo có thể biến tính phù hợp để truyền cho bệnh nhân với bất kỳ nhóm máu nào.

Các nhà khoa học Nhật bản cho biết, họ tin phát minh này có thể cứu thêm nhiều sinh mạng bằng cách cho phép những người bị thương rơi vào tình trạng thiếu máu nguy hiểm được điều trị ngay tại hiện trường, mà không cần phải ngay lập tức đến bệnh viện nơi các bác sĩ xác định nhóm máu của họ trước khi truyền máu.

Tiến sĩ Manabu Kinoshita, tác giả chính của công trình, chia sẻ: Sẽ rất khó để chúng ta có thể dự trữ một lượng máu đủ để truyền cho những bệnh nhân có nhu cầu ở những vùng xa xôi như những hòn đảo. Do đó, máu nhân tạo sẽ có thể cứu sống nhiều sinh mạng trong trường hợp ai đó bị chấn thương nghiêm trọng và dẫn tới tình trạng thiếu máu cấp. Để điều trị càng nhanh càng tốt, các bệnh viện buộc phải có một khối lượng lớn với nhiều nhóm máu khác nhau trong tay, nhưng điều này hầu như chưa bao giờ là khả thi.

mau nhan tao nhat ban

Máu nhân tạo do các nhà khoa học thuộc Đại học Quân y Nhật Bản điều chế thành công có thể chuyển sang loại máu tương thích với máu của bệnh nhân khi được truyền vào trong cơ thể.

Loại máu nhân tạo này là một loại dung dịch có các tế bào hồng cầu (mang oxy) và tiểu cầu (chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu). Nó đã được thử nghiệm trên 10 con thỏ bị mất máu nghiêm trọng. Kết quả là 6 cá thể thỏ sống sót. Các chỉ số sống sót này hoàn toàn tương đương với thực tế khi các con vật được truyền máu tươi tương thích từ đồng loại. Và máu tổng hợp không gây tác dụng phụ như hình thành các cục máu đông.

Dung dịch máu nhân tạo do các nhà khoa học Nhật Bản bào chế có thể được lưu trữ trong hơn một năm. trong khí đó, thông thường, thời hạn sử dụng tiểu cầu trong máu được hiến chỉ là 4 ngày và thời hạn sử dụng của hồng cầu là 20 ngày, ngay cả khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Điều này có giúp cho các bệnh viện giảm được một nỗi lo lớn về nguy cơ thiếu máu luôn tồn tại hiện nay

Vũ An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.