SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nhập nhèm nguồn gốc thuốc đông y gia truyền: Cẩn trọng kẻo "tiền mất, tật mang"

10:06, 18/07/2019
(SHTT) - Việc thuốc đông y gắn mác "gia truyền" được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng.

Thu giữ gần 900 lọ thuốc đông y không có nguồn gốc trị giá hơn 480 triệu đồng

Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên) vừa ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ DDT Việt Nam có địa chỉ Tổ 6, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên do ông Lê Thành Đạt làm Tổng giám đốc.

Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ DDT Việt Nam bị phạt tiền là 105 triệu đồng vì có hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và bán thuốc không rõ nguồn gốc. Giá trị hàng hoá vi phạm tịch thu là hơn 480 triệu đồng. 

thuoc ov

Thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV được bày bán tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ DDT Việt Nam không có hoá đơn chứng từ. 

Trước đó, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thái Nguyên đã chủ trì và phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế, Công an phường Tân Lập, Công an phường Phú Xá, Công an TP Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra Công ty cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ DDT.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng đang bày bán 25 lọ thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV trên nhãn ghi lương y Đỗ Quang Vịnh, địa chỉ Ninh Cầm, Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội. Ông Lê Thành Đạt không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Tiếp tục khám kho chứa hàng của công ty tại Tổ 28, phường Phú Xá, TP Thái Nguyên, Đoàn kiểm tra tạm giữ thêm 848 lọ thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Đoàn kiểm tra tiến hành xác minh địa chỉ ghi trên lọ thuốc tại Ninh Cầm, Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội. Qua xác minh, Công an địa phương cho biết, trước đây ông Đỗ Quang Vịnh từng sinh sống và trường trú tại địa phương nhưng đến nay đã cắt khẩu và không còn cư trú tại Ninh Cầm, Tân Dân, Sóc Sơn, Hà Nội.  

Sau đó, Đoàn kiểm tra đã tiến hành làm việc với ông Lê Thành Đạt thì ông này thừa nhận toàn bộ 873 lọ thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV là của công ty. Công ty đã trao đổi mua bán qua điện thoại, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và cũng không biết rõ người bán.

Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên cũng ra khuyến cáo tới các địa phương khác nếu phát hiện trên thị trường có lưu thông thuốc đông y gia truyền đặc trị hôi miệng tam tiêu OV thì tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định của Pháp luật.

Thuốc đông y gia truyền được bán trôi nổi trên mạng

Mạng xã hội được xem là nơi để người dùng có thể dễ dàng mua bán sản phẩm, thậm chí nhiều người còn có thói quen mua cả thuốc chữa bệnh trên mạng.

Thời gian gần đây, chỉ cần dạo quanh một số diễn đàn về gia đình, hội trao đổi buôn bán... thì người dùng đều có thể dễ dàng bắt gặp những lời quảng cáo hấp dẫn về sản phẩm thuốc đông y gia truyền. Loại thuốc này được quảng cáo như một "thần dược", có thể giúp trị dứt điểm nhiều căn bệnh, từ viêm nhiễm phụ khoa, bệnh nhức mỏi xương khớp đến vô sinh hiếm muộn.

e7c0e760795a4ff6b68979d954c0349e

Ảnh minh họa: Internet 

Ngoài ra, tất cả mọi quá trình khám chẩn bệnh, tư vấn, mua bán thuốc đều qua mạng hoặc qua điện thoại, tuyệt nhiên người bán không cung cấp địa chỉ bán thuốc.

Nhiều người bán hàng còn khẳng định chắc chắn rằng đây là thuốc đảm bảo an toàn, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những thảo dược quý nên có nhiều tinh chất và cho hiệu quả chữa trị cao. Tuy nhiên, những loại thuốc này hầu hết đều đến tay người bệnh trong tình trạng bảo quản sơ sài, không có nhãn mác hay ghi rõ thành phần thuốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Rước họa vào thân vì thuốc đông y gia truyền trôi nổi trên mạng

Dù việc sử dụng thuốc Đông y gia truyền trên mạng đã được cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn có cả loạt trang bán thuốc Đông y trên mạng trị đủ loại bệnh hoạt động công khai. Mặc cho những thứ thuốc này dù không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ nhãn mác nhưng vì "có bệnh thì vái tứ phương" nên có không ít người vẫn mua sử dụng.

Đã xảy ra rất nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện vì dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc trôi nổi trên mạng.

Trước đó, báo An ninh thủ đô đăng tải trường hợp anh Phan Văn Huỳnh ở số 8, ngõ 160 đường Bến Oánh, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên vốn bị đau dạ dày đã lâu. Khi tham gia một diễn đàn trên mạng xã hội anh này đã được một người bạn ở Hà Giang có nick name Ng. Kh. RV liên lạc qua chat hướng dẫn cách điều trị. 

Anh Huỳnh đã mua của Ng. Kh. RV 1 liệu trình gồm 60 gói thuốc, với giá 600 nghìn đồng. Thế nhưng, kể từ ngày uống số thuốc này theo hướng dẫn thì anh Huỳnh càng ngày càng thấy mệt. Sau 20 ngày điều trị, anh trở nên kém ăn, sốt cao li bì liên tục và dần dần thấy khó thở. Thấy tình trạng anh càng ngày càng xấu, gia đinh tức tốc đưa anh xuống Hà Nội khám tại Bệnh viện Bạch Mai.

“Tại bệnh viện, các bác sỹ kinh ngạc khi thấy men gan của tôi tăng đến mức trên 1.000Ul/l. Đây là chỉ số cực kỳ nguy hiểm nên họ hỏi gia đình xem chế độ ăn uống của tôi thế nào. Tuy nhiên, không ai lại nghĩ rằng, nguyên nhân của mọi sự tồi tệ này lại do thuốc Nam. Đến khi tôi nhớ ra và kể với bác sỹ việc mình đang điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc của Ng. Kh. RV thì bác sỹ lập tức yêu cầu dừng uống và thu lại toàn bộ số thuốc đó để mang đi xét nghiệm” - anh Huỳnh nói.

Cũng tương tự như anh Huỳnh là trường hợp chị Trần Thúy Hà ở số 1, ngõ 35 đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Chị Hà nghe theo tư vấn của Ng. Kh. RV nên đã mua của cô ta 1 liệu trình thuốc dưỡng thai với hy vọng đứa con trong bụng sẽ được khỏe mạnh. Ai ngờ, sau một thời gian uống thuốc, chị Hà bị ra máu liên tục.

Liên lạc với cô bạn lương y người Tày nói trên để hỏi thêm về những triệu chứng này, chị luôn nhận được động viên kèm theo lời tư vấn rằng, tất cả hiện tượng đó đều không sao, cố gắng lấy thêm thuốc để uống thì thai nhi mới khỏe. Thế nhưng, chưa kịp uống đến liều thứ 2 thì chị Hà đã chẳng thể giữ được đứa con trong bụng. Khi phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản, dù thấy chị Hà giọt ngắn, giọt dài vì buồn phiền, nhưng các bác sỹ ở đây cũng bực tức mắng chị xơi xơi vì tội... tự ý mua thứ thuốc tào lao để điều trị.

Như vậy có thể thấy không ít người đã trở thành nạn nhân của những bài thuốc trôi nổi này. Tuy vậy tình trạng bán thuốc đông y không rõ nguồn gốc trên mạng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Hoài Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 17 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.