SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 20/09/2024
  • Click để copy

Nhà sáng chế không chuyên là lực lượng đem lại lợi ích to lớn cho xã hội

16:45, 24/12/2021
(SHTT) - TS. Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương nhận định mặc dù lực lượng các nhà sáng chế và nhà khoa học không chuyên thường không có học thức cao, tuy nhiên, các sản phẩm mà họ làm ra luôn có tính ứng dụng cao và đem lại lợi ích vô cùng to lớn đối với xã hội.

Các nhà sáng chế không chuyên đã và đang có những đóng góp to lớn đối với cộng đồng, xã hội

Tại buổi giao lưu trực tuyến "Tài sản trí tuệ: Nguồn lực và dư địa mới để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội" diễn ra hôm 22/12/2021, trả lời câu hỏi của bạn đọc Hoàng Thị Nhung ở Hòa Bình với nội dung: "Hiện nay, các nhà sáng chế không chuyên/nhà khoa học không chuyên đã và đang được xã hội nhìn nhận và đề cao, mặc dù họ không được đào tạo bài bản nhưng vẫn có thể sáng chế, chế tạo thành công nhiều sản phẩm có ích cho xã hội. Ý kiến của ông về vấn đề này là gì?", TS Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương cho biết đây là lực lượng không chuyên nhưng đang có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp phát triển của cộng đồng, xã hội.

shtt-nha-sang-che-khong-chuyen

TS Chu Thúc Đạt - Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương 

Cụ thể, TS Chu Thúc Đạt cho biết, hiện nay, ngoài lực lượng các nhà khoa học chuyên nghiệp (những người được đào tạo bài bản, hoạt động trong các viện, trường, doanh nghiệp hoặc các tổ chức nghiên cứu có đầy đủ điều kiện bảo đảm cho hoạt động sáng tạo của mình), chúng ta còn có một lực lượng đông đảo các nhà sáng chế không chuyên và các nhà khoa học không chuyên.

Họ là những người nông dân thuần túy, những thợ thủ công,... những người phần đa chỉ mới học phổ thông để đủ biết đọc, biết viết, tuy nhiên đây là những tác giả sở hữu những sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích vô cùng to lớn nhằm phục vụ cho không chỉ chính công việc của họ mà còn cho những người nông dân khác ở khắp trong và ngoài nước.

Các tấm gương điển hình có thể nhắc tới trong những nhà sáng chế - nhà khoa học không chuyên tại Việt Nam có thể kể đến như: ông Phạm Văn Hát (Hải Dương) với “Máy gieo hạt tự động”, máy đặt hạt chính xác theo cự ly định sẵn, thay thế phần việc của 40 người, máy hiện có bán tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và 14 nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc….

nha sang che pham van hat

Nhà sáng chế nông dân Phạm Văn Hát và sáng chế đã chinh phục từ thị trường trong nước tới nước ngoài.

Hay như ông Tạ Đình Huy (Hà Nội) với chiếc “Máy nông nghiệp đa năng”, máy đã tích hợp được 15 chức năng như cày, bừa, phay đất, làm cỏ vườn, tạo hàng để gieo hạt, tạo luống, tời kéo nông, lâm sản, đảo phân vi sinh, xẻ rãnh thoát nước, đào hố trồng cây, máy phát điện, kéo rơ-moóc trong nhà vườn trang trại, đào bồn cà phê, phun thuốc bảo vệ thực vật, bơm, tưới tiêu. Đến nay, cơ sở của ông Huy đã sản xuất được hơn 1.000 máy và có vị thế ở thị trường trong nước; ông Lê Văn Thành (Bình Định) với sáng chế máy tách hạt bắp gọn nhẹ, phù hợp với địa hình vùng đồi núi, hoạt động bằng máy dầu.

Theo số liệu tổng hợp của Vụ Phát triển KH&CN địa phương, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cả nước có 781 sáng kiến, sáng chế được phát hiện và ghi nhận (đã đoạt giải) thông qua các cuộc thi khác nhau từ trung ương đến địa phương, như: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật các tỉnh, thành phố; Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam; Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông; Gặp mặt, vinh danh nhà sáng chế không chuyên tiêu biểu ở các ngành, địa phương; Hội nghị điển hình tiên tiến; “Đại hội thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành… Nhiều sáng chế, sáng kiến có hiệu quả, khả thi và ứng dụng ngay vào sản xuất để giải phóng sức lao động thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Như vậy,  mặc dù là nhóm không chuyên nhưng lực lượng các nhà sáng chế - nhà khoa học nông dân là 'kho báu' quý giá đang từng ngày đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam và giúp người nông dân giảm bớt sức lao động cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.

Làm thế nào để khuyến khích các nông dân tiếp tục sáng chế?

TS Chu Thúc Đạt cũng cho biết, với sự nhận thức đầy đủ về vai trò là lợi ích hiện hữu của các nhà sáng chế không chuyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Bộ KH&CN đã chủ động tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2021/NĐ-CP, Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN về hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến. Nhiều địa phương đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động sáng kiến, sáng chế phù hợp với tình hình của địa phương. 

Tuy nhiên, so với tiềm năng sáng tạo, khả năng nhân rộng và nhất là việc tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ để các sáng chế, sáng kiến này hoàn thiện được quy trình công nghệ, bảo hộ được tài sản trí tuệ (bản quyền), sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại hóa được sản phẩm ra thị trường… Những cơ chế, chính sách hiện có là chưa đủ, rất cần phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ hơn nữa từ trung ương đến các địa phương.

Trước tiên cần có một số giải pháp, chính sách, hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sáng chế không chuyên thương mại hóa sản phẩm, ví như: giới thiệu tham gia hội chợ, sự kiện KH&CN; hướng dẫn thủ tục, đăng ký bảo hộ sáng chế; tôn vinh trên phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau. Về lâu dài cần có cơ chế hỗ trợ, tài trợ từ ngân sách nhà nước cho các “Nhà sáng chế không chuyên” tiếp tục công tác nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, xây dựng các mô hình nhân rộng, hợp đồng chuyển giao, góp vốn, bảo lãnh bằng chính sáng chế của mình để hợp tác sản xuất, vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất…

nha sang che tran dinh la

Anh Trần ĐÌnh Lai tại Thừa Thiên Huế đã kiếm hàng tỉ đồng mỗi năm nhờ các sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền có sự quan tâm đúng mức, Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích được năng lực sáng tạo, lực lượng các “Nhà sáng chế không chuyên” sẽ tiếp tục có những sáng kiến, giải pháp hữu ích góp phần giải phóng mạnh mẽ sức lao động của người dân, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đóng góp một phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của đất nước.

Hiện nay, để thương mại hóa được một sản phẩm nghiên cứu khoa học vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Đối với các nhà sáng chế không chuyên thì chuyện này càng khó khăn hơn. Do vậy, ông Đạt đề nghị các nhà sáng chế trước tiên phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất, tiện lợi nhất và rẻ nhất có thể. Tiếp theo đó, họ có thể tìm kiếm, hợp tác với doanh nghiệp để huy động vốn, nguồn lực khác phát triển sản phẩm của mình gắn với thị trường tiêu thụ.

Đối với ngành KH&CN, các nhà sáng chế không chuyên có thể liên hệ với Sở KH&CN hoặc Bộ KH&CN để được tư vấn, hỗ trợ về thông tin, cơ chế chính sách, trình tự thủ tục để có thể tham gia các nhiệm vụ KH&CN các cấp. Ngoài ra, các nhà sáng chế cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua hoạt động vay vốn của ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 41 phút trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược mới đây đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với lô sản phẩm Kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser do không đảm bảo chất lượng. Được biết, trước đó vào năm 2022, sản phẩm này cũng bị thu hồi vì cùng lý do.
Tài sản trí tuệ 41 phút trước
(SHTT) - Với việc kiện toàn Ban Chỉ đạo 389 thành phố, Hà Nội đã đạt được tiến bộ trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo thị trường trong sạch, lành mạnh.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã ban hành công văn thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với sản phẩm Kem bôi da Thuần Mộc.
Tài sản trí tuệ 18 giờ trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã ban hành Công văn số 3114/QLD-CL về việc thông báo thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc viên nang cứng Reinal-5 (Flunarizin 5mg) do vi phạm mức độ 2.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc mới đây đã công bố hồ sơ sáng chế của một chiếc điện thoại Xiaomi gập 3 có khả năng sẽ được ra mắt thị trường trong thời gian tới. Sáng chế được chú ý khi có nhiều nét thiết kế tương đồng với 'người đồng hương' Huawei Mate XT.