SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Nhà sách Minh Thuận tràn lan sản phẩm không tem nhãn phụ: Người tiêu dùng tin vào đâu?

07:58, 25/03/2021
(SHTT) - Là một trong những nhà sách lớn với lượng khách hàng đông đảo nhưng tại Nhà sách Minh Thuận vẫn đang diễn ra tình trạng bày bán tràn lan sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Vậy chất lượng sản phẩm nằm ở đâu?

Thông tin về một số nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội ngang nhiên bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tem, nhãn... trong thời điểm hiện nay khiến người tiêu dùng thực sự hoang mang.

Thời gian vừa qua, Sở hữu trí tuệ và sáng tạo cũng nhận được khá nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc Nhà sách Minh Thuận (358 Nguyễn Trãi, P. Văn Quán, Thanh Xuân, Hà Nội) bày bán sản phẩm có dấu hiệu vi phạm quy định.

nha sach minh thuan5

 

Để rộng đường dư luận, PV đã trực tiếp tới cửa hàng để tìm hiểu, xác minh sự việc. Tại đây, PV nhận thấy rất nhiều các sản phẩm được bày bán như: Sách vở, Đồ chơi điện tử, xe motor, xe đua, logo lắp ráp, đồ chơi búp bê, gấu bông, thiết bị văn phòng, bút màu, thước kẻ, keo dán, và rất nhiều đồ dùng học tập khác...

nha sach minh thuan

 

Tuy nhiên xen lẫn những sản phẩm được dán nhãn đầy đủ thì rất nhiều sản phẩm chỉ dán tên và mức giá mà không hề có thông tin bằng tiếng Việt. Thậm chí, nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối, cách sử dụng cũng như những cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm. Vậy thì những người tiêu dùng bình dân, không có vốn ngoại ngữ biết làm sao để xác định sản phẩm và mua? Nhà sách Minh Thuận là nhà sách bán rất nhiều sản phẩm dành cho trẻ nhỏ. Liệu rằng, những món đồ trên có thực sự an toàn với trẻ? 

nha sach minh thuan 6

 Những sản phẩm không tem nhãn phụ được bày bán tại Nhà sách Minh Thuận

nha sach minh thuan3

 

Anh Mạnh (Thanh Xuân, Hà Nội), một khách hàng của Nhà sách Minh Thuận cho hay: "Tôi thấy nhà sách này có lượng khách hàng đông đảo. Tuy nhiên họ lại đang bày bán rất nhiều sản phẩm không dán nhãn tiếng Việt nên tôi cảm thấy lo lắng khi mua đồ dùng học tập cho con. Tôi không biết tiếng nước ngoài nên cũng không biết rõ cách sử dụng sản phẩm ra sao, có an toàn không? Thậm chí khi tôi hỏi nhân viên, nhân viên cũng không giải thích được rõ".

nha sach minh thuan4

 

Có thể thấy, việc các nhà sách lớn tại Hà Nội đang bày bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán tem nhãn bằng tiếng Việt làm người tiêu dùng không thể tìm hiểu thông tin cơ bản về sản phẩm: nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, các thành phần có trong sản phẩm, cũng như cách sử dụng sản phẩm, độ tuổi thích hợp để có thể sử dụng sản phẩm... Từ đó, các mặt hàng kém chất lượng, hàng nhái sẽ có cơ hội “tuồn vào” các cửa hàng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.

Bởi trên thực tế, đã có nhiều vụ việc trẻ em sử dụng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ kém chất lượng dẫn đến tình trạng nguy hiểm về tính mạng.

Theo các chuyên gia y tế, các đồ chơi không an toàn, ngoài gây nguy cơ sát thương trực tiếp còn ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đến sự phát triển thể chất của trẻ. Bởi đa phần các loại đồ chơi đều bị trộn thêm hạt nhựa công nghiệp, cho thêm nhiều phụ gia, màu công nghiệp kém chất lượng để giảm giá thành, dễ gia công, tạo hình.

Trong các nguyên liệu này, có rất nhiều chất hóa học, kim loại nặng, độc hại đối với con người. Vì vậy, khi trẻ chơi rất dễ xâm nhập vào cơ thể bằng con đường hô hấp, tiếp xúc da, đường miệng làm giảm khả năng miễn dịch, suy giảm sức khỏe, thậm chí nếu tiếp xúc nhiều có thể gây bệnh ung thư, vô sinh…

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội chung tay bài trừ. Vậy mà Nhà sách Minh Thuận vẫn chưa có biện pháp giải quyết sự việc này?

Câu hỏi đặt ra: Người sử dụng sẽ ra sao nếu mua phải những mặt hàng rởm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành trên thị trường?

Khi có sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm đối với khách hàng?...

Liệu đây có phải hành vi tiếp tay cho tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ?

"Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị áp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.

Hương Mi - Đức Tài

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.