SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nhà quản lý khoa học đam mê những phát minh, sáng chế

08:10, 27/11/2014
PGS.TS Từ Diệp Công Thành từng là người được phong Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2010 ở tuổi 32. Hiện nay, ở vị trí Phó trưởng Ban Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, công tác quản lý chiếm rất nhiều tâm sức và thời gian nhưng niềm say mê nghiên cứu khoa học vẫn vẹn nguyên – anh vẫn tiếp tục sáng chế những thiết bị mới ở lĩnh vực cơ, điện tử y sinh phục vụ nhiều người bệnh.

Điều kiện công tác hiện tại không cho phép suốt ngày ở giảng đường, phòng thí nghiệm như trước (anh từng là Phó trưởng khoa Khoa Cơ khí của Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh) PGS.TS Từ Diệp Công Thành nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH) bằng cách trở thành nhà sáng chế những thiết bị trong công nghệ hỗ trợ y tế.

“Tới bệnh viện thấy nhiều khi người bệnh phải chịu đau đớn không đáng có chỉ vì thiếu những thiết bị hỗ trợ, tôi tự đề ra trách nhiệm, nhiệm vụ cho mình là phải suy nghĩ, tìm tòi để sáng chế ra những thiết bị để hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân” – PGS.TS Từ Diệp Công Thành tâm sự.

Hiện tại, TS Thành đang có một nhóm nghiên cứu gồm anh và bốn kỹ sư. Các kỹ sư phát triển những ý tưởng nghiên cứu của anh, họ vẽ những thiết kế mà anh nghĩ ra. Anh đảm trách phần thiết kế thiết bị, còn những phần chế tạo và sản xuất thì giao lại cho thị trường. Anh đang thiết kế những thiết bị hỗ trợ y tế và nhóm của anh là nhóm nghiên cứu về công nghệ y tế.

Trong năm nay, PGS.TS Từ Diệp Công Thành đã gửi được bốn hồ sơ phát minh, sáng chế sang Hoa Kỳ và đuợc Cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ chuyên bảo hộ những phát minh, sáng chế cấp bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ cho hai sản phẩm (tiền bảo trì cho một bằng sáng chế là 8 nghìn USD cho 20 năm). Do được chứng nhận nên anh cũng là nhà phát minh trong hệ thống của Hoa Kỳ; hai hồ sơ khác đang trong giai đoạn xem xét, khoảng đầu năm 2015 sẽ có những thông tin về các thiết kế mới tiếp theo.

Hai thiết bị hỗ trợ cho người bệnh do anh sáng chế được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế là một chiếc giường y tế đa năng, giường y tế có thể chuyển thành ghế; do người bệnh khó di chuyển nên để thuận tiện cho người bệnh, thiết bị tích hợp chiếc giường và chiếc ghế lại với nhau, thu gọn hơn, có thêm một số tính năng như có thể hạ xuống tiếp cận với toa-lét để người bệnh đi vệ sinh...

Thiết bị thứ hai dùng để nâng và vận chuyển bệnh nhân, dùng cho những người bệnh sau khi phẫu thuật ở vùng bụng, hoặc dùng cho những người già, yếu không đi lại được. Muốn đưa người bệnh từ giường này sang giường khác hoặc muốn đưa họ vào toa-lét thì thiết bị “bốc” người bệnh lên theo những tư thế khác nhau. Thiết bị này còn giúp điều chỉnh tư thế bệnh nhân trong các ca phẫu thuật vùng bụng phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian. Thiết bị được điều khiển để giúp cho người bệnh ở tư thế thoải mái nhất. Nếu người bệnh phải di chuyển trên đường dài thì từ thiết bị sẽ bung ra một chiếc ghế để cho người bệnh ngồi ổn định trên đó, rồi thiết bị lại “bốc” người bệnh lên giường hoặc lên ghế xe lăn, đưa bệnh nhân vào vị trí ngồi hay nằm đều thuận tiện.

Từ năm 1989 đến nay, Hoa Kỳ chỉ cấp cho Việt Nam khoảng 410 bằng sáng chế, trong khi chỉ riêng năm 2013 Hoa Kỳ đã cấp 300 nghìn chiếc bằng sáng chế. Chính điều này khiến TS Thành cảm thấy thích thú khi lao vào con đường đầy khó khăn này. Yêu cầu để được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ trước hết là tính sáng tạo phải rất cao, tính ứng dụng vào thực tiễn, phổ thông phổ quát, không được trùng lặp dù là chi tiết nhỏ. Mức độ thành công của những nước châu Á như Việt Nam là 40% - đăng ký 10 được cấp bằng cho bốn hồ sơ, sản phẩm. Do đó, anh sẽ tiếp tục gửi hồ sơ những sáng chế mới nhất của mình để được chứng nhận, phục vụ cho công tác y tế chăm sóc người bệnh.

“Tôi muốn đi vào con đường đầy thách thức này như một trong những người phá đá mở đường để tạo thuận lợi cho những anh em đi sau mình. Ban đầu cũng khá lo lắng nhưng càng ngày tôi càng tự tin, đủ tự tin để đi tiếp. Tôi dự kiến trong bốn năm tới, mỗi năm sẽ làm thêm ba đến bốn sáng chế nữa, đến năm 2017, 2018 tôi sẽ có khoảng 20 thiết kế sản phẩm mới về lĩnh vực cơ, điện tử y sinh được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế”, PGS. TS Từ Diệp Công Thành cho biết.

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.