SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Nguyên nhân khiến mỹ phẩm giả "lộng hành"

06:50, 27/12/2018
(SHTT) - Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại mỹ phẩm giả với đủ các loại mẫu mã, nhãn mác khiến người tiêu dùng loay hoay trong “ma trận” thật- giả. Những sản phẩm kém chất lượng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như nhan sắc người tiêu dùng, tuy nhiên chúng vẫn được “săn đón” và “tin yêu”.

Sự "hiện diện" tràn lan

Là phái đẹp ai cũng sở hữu ít nhất một thỏi son hoặc vài món mỹ phẩm trong túi để có thể làm đẹp bất cứ lúc nào. Với những mỹ phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng hay những mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên được chứng nhận về chất lượng thì hiệu quả làm đẹp mang lại là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, tồn tại song song với mỹ phẩm thật là sự xuất hiện của rất nhiều loại mỹ phẩm giả, hàng nhái vô cùng độc hại cho sức khỏe. Không phải ai cũng có thể nắm rõ từng thương hiệu sản phẩm và đặc điểm nhận biết trong hàng ngàn nhu yếu phẩm đang được bày bán trên thị trường.

h6

Mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường 

Tại những quầy mỹ phẩm, người tiêu dùng có thể tìm thấy mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da, chăm sóc tóc… mang nhãn hiệu khác nhau từ vô danh đến cả những thương hiệu tên tuổi, từ giá vừa tiền như 3CE, The Faceshop, Bourjois...cho đến SKII, Shiseido, Lancome... Tuy nhiên, những sản phẩm này không hề có tem nhãn của nhà sản xuất, không ghi rõ thành phần, hạn sử dụng... Không những vậy, hiện nay còn có hình thức bán hàng trên thì trường mới, đó là “chợ Facebook” - kênh bán hàng được ưa chuộng vì lượng tiếp cận khách hàng khá lớn. Và điều đặc biệt là các sản phẩm "hàng hiệu" này đều có giá rẻ đến bất ngờ, chỉ bằng 1/3, thậm chí 1/10 giá trị sản phẩm chính hãng. 

Khó kiểm soát…

Mặc dù các cơ quan chức năng đã ráo riết vào cuộc để ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái nhưng dường như những nỗ lực ấy chỉ như “muối bỏ bể”. Bởi trên thực tế, lợi dụng sự phát triển của công nghệ mới, các đối tượng sản xuất, buôn bán mỹ phầm giả, mỹ phẩm nhái đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Những món hàng được nhái lại y như thật, khó phân biệt bằng mắt thường nên dễ dàng đánh lừa người tiêu dùng và qua mặt lực lượng chức năng.

Các đối tượng này cũng thường xuyên thay đổi địa điểm bán, phân tán công đoạn sản xuất ở nhiều nơi, giao hàng nhiều đợt, số lượng ít, trà trộn hàng giả lẫn hàng thật. Khi bị lực lượng chức năng phát hiện thì nhanh chóng tẩu tán hàng hóa, cất giấu ở nơi kín đáo. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bị nhái sản phẩm lại không dám mạnh dạn lên tiếng tố cáo vì sợ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm. 

Số lượng vụ kiểm tra của cơ quan chức năng với các cửa hàng mỹ phẩm tuy nhiều nhưng chỉ dừng lại ở hình thức xử phạt vi phạm hành chính là chủ yếu nên chưa thực sự có tính răn đe đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi gian lận thương mại. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về giá còn nhiều thiếu sót; việc kê khai, đăng ký giá chưa được các doanh nghiệp thực hiện thường xuyên; việc niêm yết giá nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức, đối phó, bán sai giá niêm yết, nhất là tại các chợ, gây khó khăn cho người tiêu dùng và cơ quan chức năng trong thực thi nhiệm vụ.

Người tiêu dùng gián tiếp “tiếp tay” cho mỹ phẩm giả

Về phía người tiêu dùng, dù luôn kêu ca về vấn nạn này nhưng lại sẵn sàng chặc lưỡi bỏ qua và chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng vì giá cả rẻ hơn, mẫu mã đẹp, có sức hút.

“Có cung ắt hẳn có cầu”, người dân vẫn mua và hàng giả, hàng nhái vẫn được sản xuất; như vậy chính một bộ phận người tiêu dùng đang tiếp tay cho hành vi phạm pháp.

Mỹ phẩm giả có thể "lộng hành" trên thị trường như vậy, có lẽ bởi xuất phát từ nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân, đặc biệt là phái nữ, trong khi đó mỹ phẩm lại rất dễ làm giả với chi phí thấp và lợi nhuận cao trong khi biện pháp, chế tài còn thiếu, chưa cụ thể chặt chẽ, mức độ xử lý các hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe...

Khi đề cập đến tác hại của mỹ phẩm giả gây ra cho cơ thể, nhiều người cho hay dù biết nhưng vẫn chấp nhận dùng do hàng chính hãng "đắt đỏ".

H5

Mỹ phẩm giả với mức giả rẻ "như cho không"  

Những năm gần đây, số ca nhập viện vì dị ứng mỹ phẩm ngày càng gia tăng. Đối với mỹ phẩm giả, nhẹ thì người bị kích ứng phải điều trị trong một thời gian dài và phải tốn rất nhiều tiền mới có thể hết được. Còn trong trường hợp nặng thì có thể sẽ để lại hậu quả vĩnh viễn trên da, thậm chí tử vong do nhiễm độc chì.

Mỹ phẩm giả thường không có biểu hiện gây hại ngay lập tức mà ngấm từ từ vào cơ thể, vì vậy người sử dụng không thấy có biểu hiện xấu là yên tâm dùng tiếp. Một trong những lý do khác đó là tâm lý chạy đua theo bạn bè. Không ít bạn trẻ nhìn thấy bạn bè sở hữu những thỏi MAC, Chanel, 3CE…nên cũng cố mua một thỏi giả có hình dạng gần tương tự nhưng giá rẻ hơn để dùng.

Giải pháp ngăn chặn hàng giả

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện khắp nơi trên thị trường, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm các biện pháp để bảo vệ, đưa ra các giải pháp chống mỹ phẩm giả như sử dụng tem chống hàng giả để có thể truy xuất ngay nguồn gốc sản phẩm.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giải pháp để ngăn ngừa và kìm chế. Muốn tạo ra được một thị trường cạnh tranh lành mạnh, sản phẩm chất lượng, an toàn đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm vi phạm.

h7

Kiểm tra mỹ phẩm giả 

Để nạn mỹ phẩm giả thôi nhức nhối thì chúng ta phải siết chặt quản lý ngay từ biên giới. Tiếp đó, cần tăng cường công tác hậu kiểm. Hiện nay công tác hậu kiểm của mỹ phẩm còn quá yếu dẫn đến tình trạng nạn mỹ phẩm giả còn tăng lên trầm trọng hơn trước. Ngoài ra, chúng ta cần tăng mức xử phạt, tăng tính răn đe. Hiện nay mức xử phạt của chúng ta vẫn còn quá nhẹ, dẫn đến việc cơ sở nhờn luật. Sản xuất mỹ phẩm giả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người không thể chỉ xử lý hành chính mà phải xử lý bằng hình sự. Để chống mỹ phẩm giả thì chúng ta phải chống những con người giả trong các lực lượng chức năng.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.