SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Nguy cơ nhiễm mã độc từ những phim lậu không bản quyền

16:50, 17/06/2019
(SHTT) - Vấn nạn phim lậu không bản quyền đang ngày càng tràn lan trên Internet với tốc độ chóng mặt. Ít ai biết rằng chính những bộ phim này là một cái bẫy mã độc khổng lồ, khiến người dùng chịu nhiều hậu quả.

Báo chí liên tiếp phản ánh về tình trạng nhiều thương hiệu lớn đã cố tình đặt quảng cáo trên các kênh phim lậu, gây ra hiệu ứng không tốt cho chiến dịch rút quảng cáo đồng loạt trên các web vi phạm bản quyền đúng theo khuyến nghị của Bộ Thông tin & Truyền thông. 

Sau phản ánh, nhiều nhãn hàng cho biết đã ngay lập tức gỡ bỏ quảng cáo và đề nghị các bộ phận rà soát lại. Tình hình sau đó có vẻ khả quan hơn, nhiều kênh phim lậu đã không còn có những quảng cáo của các thương hiệu lớn trong nước mà thay bằng các dòng chữ thiếu kinh phí duy trì, xin đóng góp. 

Tuy nhiên, đầu năm trở lại đây, các kênh phim lậu lại bất ngờ xuất hiện nhiều quảng cáo hơn. Đặc biệt có trang phim lậu được quảng cáo bao phủ cả nguyên trang chính.

Bộ Trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông từng đánh giá, tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình trên Internet ở mức báo động và gây ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền.

phim lau

 Nguy cơ nhiễm mã độc từ những phim lậu không bản quyền

Và thực tế, không chỉ có mỗi những kênh phim lậu là nơi gây ảnh hưởng trực tiếp về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp truyền hình mà các trang web chuyên cho tải phim, những kênh dịch vụ lưu trữ trong nước như Megashare, Fshare... cũng là những nguồn phát tán phim vi phạm bản quyền với số lượng cực khủng.

Khảo sát nhanh trên các diễn đàn âm thanh và đánh giá phim tại Việt Nam, khu vực chia sẻ phim diễn ra một cách sôi nổi, nhiều người tham gia bình luận và tải phim. Tuy nhiên ít ai biết rằng việc xem phim lậu đã vô tình khiến các mã độc được phát tán nhanh chóng. Những website này được lập ra bởi một cá nhân không chính thống, với một mục đích duy nhất là kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Vì vậy, việc nhồi nhét quảng cáo, thậm chí dùng đến các mã độc để tăng doanh thu là điều không thể tránh khỏi.

Mới đây, Kaspersky Lab - một công ty chuyên về bảo mật thông tin và các giải pháp chống virut công nghệ - đã công bố một bản nghiên cứu cho thấy việc tải phim cũng như TV series lậu trên torrent đã và đang khiến các hacker phát tán malware, mã độc hiệu quả tới mức nào.

Theo Kaspersky, chỉ trong năm 2018 hơn 120.000 người tải phim lậu đã bị nhiễm mã độc vào máy tính. Con số này thấp hơn so với năm 2017 cỡ 30%.

Các tin tặc nhờ vào các mã độc được phát tán thông qua hành động tải file phim lậu của người dùng về thiết bị để đánh cắp các thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và những dữ liệu quan trọng khác.

Chính vì lý do trên mà nhiều trang web cung cấp không bản quyền thường hay bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, đề nghị dẹp bỏ hoặc thậm chí là tự động mất hút trên thị trường vì thấy “có động”, điều này thường làm nhiều thành viên quen thuộc của trang web đó dở khóc dở cười. Không chỉ bởi việc bỗng dưng hụt hẫng vì không xem phim được nữa, mà nhiều người còn từng phải chịu cảnh uất ức vì đã lỡ tay đóng tiền để làm “thành viên Vip” nhưng khi trang web đóng cửa không biết kêu tên ai.

Bên cạnh những mối nguy hiểm rình rập nói trên, việc xem phim trên các website cung cấp phim không chuyên, thiếu bản quyền cũng gây ra nhiều khó khăn cho các khán giả. Vì dụ, server chứa phim thường được đặt ở nước ngoài nên thời gian load trang lâu, các trang web cũng “thỉnh thoảng” thu thập thông tin cá nhân của khách hàng rồi lén lút “bán” cho một đơn vị kinh doanh nào đó. Đó là những điều tưởng như vô hình, không đáng quan tâm nhưng với sự tích lũy dần dần, chúng trở thành một mối e ngại đáng để cân nhắc.

Hạ Linh

Tin khác

Giải trí 20 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.