SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Nguồn vốn giá rẻ tại nhóm Big4 ngân hàng sụt giảm trong 6 tháng đầu năm

10:19, 28/08/2020
(SHTT) - Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank đều ghi nhận lượng vốn giá rẻ từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) và sự giảm sút của lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) khiến chi phí vốn của nhóm ngân hàng này có xu hướng tăng nhanh.

Tiền gửi không kỳ hạn giảm

6 tháng đầu năm, lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đều ghi nhận giảm.

Tại ngày 30/06/2020, tiền gửi khách hàng tại BIDV tăng 1,6% lên 1,13 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tiền gửi không kỳ hạn tại BIDV lại giảm 3% so với đầu năm, xuống mức hơn 172.500 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền gửi vốn chuyên dùng cũng giảm 47% so với đầu năm, tương đương từ 12.546 tỷ đồng xuống còn 6.665 tỷ đồng. Dẫn tới tỉ trọng CASA của BIDV giảm từ 16% xuống 15,2%.

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020  tại BIDV.

Tại Vietcombank, tính đến 30/6/2020, tiền gửi không kỳ hạn cũng bị suy yếu so với đầu năm, giảm nhẹ 1% so với đầu năm, tương đương giảm từ 262.977 tỷ đồng  xuống 260.400 tỷ đồng. Tiền gửi vốn chuyên dùng giảm nhẹ từ 21.019 tỷ đồng xuống 19.892 tỷ đồng, tương đương giảm 5% so với đầu năm. Tỉ trọng CASA của Vietcombank giảm từ 28,3% xuống 26,5%.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 tại Vietcombank.

Tiền gửi không kỳ hạn tại Agribank cũng giảm từ 139.395 tỷ đồng xuống còn 122.365 tỷ đồng, tương đương giảm 12% so với đầu năm.

Ngoài ra, tiền gửi ký quỹ cũng giảm từ 1.679 tỷ đồng xuống còn 1.428 tỷ đồng, tương đương giảm 15% so với đầu năm.

Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2020 tại Argibank.

VietinBank ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm nhẹ 3% so với đầu năm, ở mức 40.268 tỷ đồng. Dẫn tới tỉ trọng CASA của VietinBank giảm từ 16,4% xuống 15,7%.

Việc thu hút được tỷ lệ cao tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đóng vai trò quan trọng, vì nó tạo ra một nguồn vốn giá rẻ. Tỷ lệ CASA càng cao sẽ tạo tiền đề giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) trong khi vẫn giữ được lãi suất cho vay ở mức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, CASA của nhóm Big4 đều suy yếu trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, Agribank ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất.

 Tiền gửi của KBNN cũng sụt giảm

Ngoài CASA sụt giảm mạnh, lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại nhóm Big4 cũng sụt giảm rõ rệt.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, tiền gửi của KBNN tại BIDV giảm mạnh từ gần 99.000 tỷ đồng xuống còn 23.676 tỷ đồng, tương đương giảm 76%. Trong đó, tiền gửi có kì hạn giảm từ 87.865 tỷ đồng xuống còn 13.000 tỷ đồng, tiền gửi của Bộ Tài chính cũng giảm 8% xuống mức 9.379 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020  tại BIDV.

Tương tự như BIDV, lượng tiền gửi KBNN tại Vietcombank cũng giảm mạnh, từ mức hơn 89.289 tỷ đồng vào cuối năm 2019 xuống còn hơn 992 tỷ đồng, tương đương giảm gần 99%. Trong đó, toàn bộ 87.865 tỷ đồng tiền gửi có kì hạn vào cuối năm 2019 đã được KNNN rút ra khỏi Vietcombank. Đồng thời, tiền gửi không kì hạn (gồm cả ngoại tệ qui đổi) cũng giảm từ 1.424 tỷ đồng xuống còn 992 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 tại Vietcombank.

Vietinbank cũng giảm khoảng 28.200 tỷ đồng. Tại Agribank giảm mạnh nhất trong 3 ngân hàng còn lại, từ 40.756 tỷ đồng xuống còn 1.755 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 39.000 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính riêng giữa niên độ 2020 tại Argibank.  

Từ lâu, nguồn tiền gửi thanh toán của KBNN thường nằm tại các NHTM Nhà nước với số dư hàng ngày có khi lên đến 500.000 tỷ đồng. 

Lượng tiền gửi này hầu hết nằm dưới dạng tiền gửi không kì hạn hoặc tiền gửi có kì hạn ngắn và chủ yếu tập trung tại nhóm Big4. Qua đó, giúp các ngân hàng này có được một lượng vốn lớn với chi phí giá rẻ, tạo điều kiện để hạ lãi suất và tạo vị thế cạnh tranh rõ rệt với các ngân hàng tư nhân.

Lượng vốn giá rẻ từ KBNN và CASA sụt giảm khiến chi phí trả lãi tiền gửi của nhóm ngân hàng này có xu hướng tăng nhanh.

Chẳng hạn tại Vietcombank, dù bất chấp việc liên tục giảm lãi huy động, 6 tháng đầu năm, chi phí trả lãi tiền gửi vẫn tăng khoảng 14,6% so với cùng kì 2019 trong khi qui mô tiền gửi khách hàng và tiền gửi của Chính phủ, NHNN bình quân chỉ tăng 9,1%.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020 tại Vietcombank.

Tương tự, 6 tháng đầu năm, chi phí trả lãi tiền gửi của BIDV tăng 8,4% trong khi qui mô tiền gửi khách hàng và tiền gửi của Chính phủ, NHNN bình quân tăng 6,3%.

Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2020  tại BIDV.

Hà Phương

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.
Kinh tế 6 giờ trước
(SHTT) - Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt nam bước vào Vòng thi chung kết Quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024.
Kinh tế 23 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.