SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Người Việt ngày càng sính bia ngoại, đại gia ngành bia trong nước lao đao

15:32, 12/04/2019
(SHTT) - Là quốc gia tiêu thụ bia hàng đầu thế giới, tăng trưởng ngành đạt cao nhất trong nhóm 10 quốc gia. Thế nhưng, dù bạo chi cho hoạt động quảng cáo, vị thế đại gia ngành bia Việt Nam ngày càng giảm vì tâm lý sính ngoại của người Việt.

 Việt Nam thuộc top tiêu thụ bia thế giới

Hiện nay, Việt Nam là một trong những thị trường bia lớn nhất thế giới.

Cụ thể, năm 2017, với tổng sản lượng tiêu thụ bia đạt 4 tỷ lít bia chiếm 2,1% tổng sản lượng bia toàn cầu, Việt Nam vượt lên đứng thứ 10 thế giới và thứ 3 trong khu vực châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản).

Untitled

 

Bên cạnh đó, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,7% cao nhất trong top 10 quốc gia. Xét trong giai đoạn 10 năm (2007-2017), tốc độ tăng trưởng kép mỗi năm (CAGR) của Việt Nam đạt 8,3%, cao nhất trong nhóm này. 

bia 1

Top 10 quốc gia có quy mô thị trường lớn nhất thế giới năm 2017

Thương hiệu bia Việt sụt giảm biên lợi nhuận

Tính tới hết năm 2018, gần 60% tổng thị phần ngành bia đang được nắm giữ bởi 2 doanh nghiệp bia nội lớn, trong đó Sabeco chiếm thị phần lớn nhất với 40,9% sản lượng tiêu thụ, còn Habeco để mất vị trí thứ 2 về tay Heineken kể từ năm 2015, trở thành doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam với 18,4% thị phần và dẫn đầu khu vực miền Bắc.

Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2 “ông lớn” bia Việt lại đi ngược với xu hướng tăng trưởng chung của thị trường khi người Việt vẫn nằm trong danh sách uống bia nhiều nhất thế giới. 

anh 2 (1)

 

Theo đánh giá của FPTS, nguyên nhân chính khiến cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bia suy giảm chủ yếu đến từ chi phí đầu vào tăng. Việc nguồn cung không sẵn có mà phải nhập khẩu khiến ngành bia chịu nhiều tác động hơn từ diễn biến giá nguyên liệu. Chi phí vận chuyển cũng là một nhân tố đẩy giá vốn của các hãng bia trong nước.

Cụ thể, về Sabeco, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, công ty đạt gần 36.000 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 5% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ đạt 4.400 tỷ đồng, giảm 11%.

Giải thích về điều này, Sabeco cho biết thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65% trong năm 2018, gánh nặng thuế này không được chuyển hết cho người dùng cuối cùng cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời lợi nhuận từ liên doanh liên kết giảm và chi phí tài chính cao hơn khiến lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm.

Về phần Habeco, bên cạnh giá vốn hàng bán, việc lợi nhuận giảm sâu trong năm vừa qua còn có nguyên nhân từ các chi phí phát sinh tăng mạnh, đặc biệt là chi phí quảng cáo, khuyến mãi. 

bia 2

Chi phí quảng cáo của Habeco qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) 

Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng có xu thế “sính ngoại” và dịch chuyển sang những sản phẩm bia nhập khẩu cao cấp với hương vị lạ, độc đáo, mẫu mã đẹp thì Habeco lại bị chê bao bì lỗi thời, ít có sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người dùng.

Có thể thấy, trong 2 năm trở lại đây Habeco đã khá "bạo chi" cho hoạt động quảng cáo, nhưng hiệu quả thu về là không như mong đợi.

Cụ thể năm 2016, Habeco đã chi 300 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, nhưng năm 2017, con số tăng lên hơn 586 tỷ và năm 2018 là 643 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh “giật lùi”

Mục tiêu chính trong năm 2019 của Habeco là duy trì thị phần hiện tại và giành giật lại những thị phần đã rơi vào tay đối thủ. Tuy nhiên, mới đây, Habeco lại công bố kế hoạch kinh doanh 2019 “đi giật lùi” với LNST là 310 tỷ đồng, giảm gần 36% so với thực hiện năm 2018.

bia 3

Tài liệu ĐHCĐ 2019 Habeco 

Một yếu tố không thể không nhắc đến cho sự sa sút của Habeco là quá trình thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này vẫn còn gặp không ít trở ngại, khiến cho việc đổi mới là không dễ dàng ở thời điểm hiện tại.

Còn với Sabeco trong năm 2019, doanh nghiệp này đặt kế hoạch kinh doanh với chiến lược tập trung đầu tư một cách có hiệu quả vào thương hiệu để giành thêm thị phần, đặc biệt ở khu vực thành thị và TPHCM, đồng thời chủ trương giữ vững thị phần tại khu vực nông thôn, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.

Sabeco kỳ vọng doanh thu 38.871 tỷ, lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 4.717 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 8% và 7% so với thực hiện năm 2018.

Quan sát số liệu sản lượng sản xuất, tiêu thụ bia trong những năm qua, có thể thấy thị trường bia Việt Nam nói chung vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm lại do đã đạt quy mô lớn.

Trong thời gian tới, các thương hiệu bia Việt cần nhanh chóng đổi mới và tăng tốc hơn nữa nếu muốn giành lại thị phần đã mất vào tay các hãng bia ngoại.

Lê Na

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Nhiều năm qua, Quảng Ninh luôn chú trọng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững trên địa bàn. Trong bảo vệ môi trường, việc quản lý chất thải rắn phát sinh được chú trọng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Tài trợ thương mại 2024, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đề xuất nhiều giải pháp tài chính thúc đẩy tài trợ thương mại vì mục tiêu chống biến đổi khí hậu.