SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 17/01/2025
  • Click để copy

Người tiêu dùng nên biết cách phân biệt bột ngọt 'trộn’ dựa trên nhãn mác

10:34, 08/12/2024
Bột ngọt "trộn" không được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và làm từ nguyên liệu tự nhiên trong nước, mà được phối trộn từ nhiều loại bột ngọt khác nhau. Vì vậy, vào cao điểm mua sắm cuối năm, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn sản phẩm mình mong muốn.

Bột ngọt là một gia vị thường được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Sản phẩm bột ngọt thông thường do các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, sử dụng nguyên liệu nông nghiệp trong nước như mật mía, tinh bột khoai mì (hay còn gọi là sắn)… và các nguyên liệu khác, giúp thúc đẩy nông nghiệp và hỗ trợ người nông dân.

Từ những nguyên liệu này, thông qua quá trình lên men và các quá trình khác để tạo ra bột ngọt, sau đó kiểm tra chất lượng và đóng gói để bán ra thị trường.

Sản phẩm mới – Quy trình "lạ"

Khác với bột ngọt thông thường được sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm được trộn lẫn giữa nhiều loại bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước khác, sau đó đóng gói và bán lại cho người tiêu dùng.

bot ngot tron

Bột ngọt tại Việt Nam thường được sử dụng nguyên liệu nông nghiệp tự nhiên như mật mía, tinh bột khoai mì từ nông dân trong nước. 

Bột ngọt vốn là một gia vị hoàn chỉnh nên việc trộn nhiều loại bột ngọt với nhau để tạo nên một sản phẩm khác biệt là điều không thường thấy. Đặc biệt, việc làm rõ công thức trộn và tỷ lệ bột ngọt nước ngoài được trộn vào sản phẩm này là 1% hay 99%, cũng như căn cứ để ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm bột ngọt "trộn" này là những quan ngại người tiêu dùng quan tâm.

Đây có thể coi là một quy trình khác lạ và dễ dẫn đến tình trạng hàng không rõ nguồn gốc được bán trên thị trường.

Thậm chí, trên bao bì một số sản phẩm bột ngọt "trộn" không ghi rõ thông tin về nguồn gốc, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được đóng gói, chỉ để cụm từ "đóng gói tại". Như vậy làm thế nào để người tiêu dùng biết được bột ngọt bên trong đến từ đâu?

Cách nhận biết bột ngọt "trộn"

Chính vì thông tin trên bao bì không rõ ràng, không thể hiện được sản phẩm bên trong là trộn từ nhiều nước nên người tiêu dùng thường nhầm tưởng một số sản phẩm bột ngọt "trộn" là hàng được sản xuất tại Việt Nam, như các loại bột ngọt thông thường khác.

Một số sản phẩm lại đang được bán trong siêu thị với giá tương đương các sản phẩm bột ngọt sản xuất trực tiếp khác nên người tiêu dùng không ngờ bột ngọt bên trong được nhập từ nguồn Trung Quốc và nhiều nước trộn lẫn lại, chỉ có bao bì nhãn mác là được đóng gói tại Việt Nam.

bot ngot tron 1

 Mô tả quy trình sản xuất bột ngọt thông thường sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và “bột ngọt trộn’ từ nhiều quốc gia.

Về mặt quản lý, mặt hàng bột ngọt được trộn lẫn từ nhiều nguồn khác nhau vẫn còn là điều khá xa lạ. Do đó, vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết về ghi nhãn để người tiêu dùng có thể hiểu đúng bản chất sản phẩm bột ngọt "trộn". Vì vậy, để tránh nhầm tưởng bột ngọt "trộn" là bột ngọt sản xuất trong nước theo quy trình thông thường, người tiêu dùng có thể tham khảo một số lưu ý sau để phân biệt.

1. Bao bì bột ngọt "trộn" thường không ghi rõ nơi sản xuất hay xuất xứ Việt Nam, mà chỉ ghi “Đóng gói tại Việt Nam” bởi Công ty/Cở sở/Nhà máy…

2. Bột ngọt "trộn" không có cơ sở sản xuất bột ngọt tại Việt Nam, mà chỉ có cơ sở/nhà máy đóng gói bột ngọt.

3. Bao bì bột ngọt "trộn" thường không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được trộn, đóng gói.

Hiện nay, sản phẩm bột ngọt "trộn" vẫn đang được bày bán và lưu thông trên thị trường. Việc lựa chọn mua hàng là tùy thuộc vào quyết định riêng người tiêu dùng. Nhưng để không nhầm lẫn và thất vọng nếu mua nhầm phải sản phẩm không đúng ý, người tiêu dùng muốn lựa chọn sản phẩm được sản xuất trong nước thì cần lưu ý đọc kỹ nhãn mác và các thông tin được in trên bao bì.

Tân Nguyên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Hà Nội, chỉ trong vòng gần 1 tháng dịp cuối năm 2024 sang đầu năm 2025 toàn lực lượng đã kiểm tra 6.829 cơ sở, qua đó phát hiện hơn 1.000 cơ sở vi phạm.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã phối hợp, hỗ trợ Công an tỉnh kiểm tra hơn 80 vụ; phát hiện gần 2.900 sản phẩm pháo hoa dạng nến, dạng que; trên 300 sản phẩm đồ chơi trẻ em có tính chất nguy hiểm.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Dịp Tết Nguyên đán là mùa du lịch với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhưng cũng tại thời điểm đó các hành vi lừa đảo tăng cao. Nhiều khách hàng bị lừa khi đặt tour, combo dịch vụ giá rẻ, vé máy bay hay phòng khách sạn, khi đến nơi thì phát hiện mã đặt chỗ hoặc vé là giả.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tiếp tục Thực hiện Kế hoạch số 683/KH-QLTTVP ngày 19 tháng 11 năm 2024 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc về Cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2024 và dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, ông Lưu Hoàng Long, nhận định, Nghị quyết 57 sẽ đánh dấu những bước tiến quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, hứa hẹn gia tăng số lượng sáng chế. Tuy nhiên, cần đảm bảo các sáng chế khi được bảo hộ phải hữu ích và có tính thực tiễn cao.
. ..