SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Người học kém vẫn giàu, học giỏi thường làm thuê, hoá ra chỉ vì 1 thứ này

11:43, 14/02/2023
Chuyên môn không phải là Vua, chính thái độ và mối quan hệ mới là thứ quyết định giàu – nghèo!

Đây không phải chuyện đùa. Nếu chịu quan sát, bạn sẽ thấy không thiếu trường hợp người học giỏi là người làm thuê, trong khi người học dốt hoặc bỏ học lại là chủ thuê.

 

Tại sao lại như vậy? Tại sao người học giỏi lại thường làm thuê cho người học dốt, cái đám mà bạn coi thường và nhìn bằng nửa con mắt khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

Ra ngoài xã hội, mấu chốt không nằm ở bằng cấp, danh hiệu, mà nó nằm ở ý chí, năng lực và nhiều nhân tố khác nhau mà bài viết sau đây sẽ chỉ rõ cho bạn hiểu.

1) Người học dốt không sợ nhục

Người học giỏi nhận được điểm 7 là thấy xấu hổ với bản thân, rồi thì xấu hổ trước bạn bè và thầy cô. Còn người học dốt nhận điểm thấp quen rồi thì có gì mà xấu hổ?

“Mặt dày” không hề xấu, nhất là với những người kinh doanh và muốn thành công. Khi bạn muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, không thấy xấu hổ, không thấy tự ti mà vẫn tiếp tục cố gắng mới lâu bền và nhận được kết quả.

Đối với những người học giỏi, tổn thương, chỉ trích làm họ mất ý chí, tự tin dần phai tàn. Một khi mất ý chí, thành công sẽ không bao giờ được đặt nền tảng và xây dựng được.

Còn những người học dốt đã quen với việc bị chê dốt, dở… nên họ sẽ sẵn sàng theo chân khách hàng nếu bị chê bai, luôn nỗ lực thuyết phục đối tác dù bị cho là mặt dày, không sợ nhục. Vì thế, họ có được nhiều thành công hơn khi kinh doanh, xây dựng sự nghiệp. 

2) Người học dốt không sợ thất bại vì đã tắm trong thất bại từ nhỏ

Với một người ít thất bại, nhìn thấy thất bại là họ sợ hãi, chỉ muốn tránh mặt. Còn với một người bị coi là thất bại từ bé, vì đã quá quen với cảm giác đó. Thế nên, họ chẳng ngại thử những điều mới, cơ hội mới, những thứ trả lại cho họ sự thành công.

“Thuận buồm xuôi gió” là từ luôn có trong từ điển của học sinh giỏi. Thế nên chỉ gặp chút bất trắc thôi, thuyền của họ sẽ lung lay, khó đứng vững được.

Trong khi người học dốt thì “vào đời” trước. Khi người học giỏi bận học, người học dốt đi chơi, quan hệ với các anh lớn, học hỏi nhiều kỹ năng xã hội. Họ có một khoảng thời gian dài dung nạp và trải nghiệm những thứ này sớm hơn. Mà có lẽ bạn cũng thừa hiểu, trong làm ăn kinh doanh, chuyên môn không phải là vua. Chính Thái độ và mối quan hệ ngày nay mới là thứ giúp bạn đem về nhiều đơn hàng. 

3) Học sinh dốt khát khao được chứng tỏ

Suy nghĩ của học sinh giỏi và học sinh dốt sẽ có điều gì đó tương tự như sau:

 

Học sinh giỏi: “Học dốt như mày thì sau này làm được gì cho xã hội.”

Học sinh dốt: “Một lũ đầu to mắt cận, lúc nào cũng chỉ biết học, học, học. Chúng nó chả biết gì ngoài học!”

Tất nhiên, khao khát chứng tỏ là điều mà ai cũng muốn. Nhưng với một người bị thầy cô, bạn bè, thậm chí bố mẹ ĐÁNH GIÁ THẤP thì cái khao khát chứng tỏ bản thân sẽ mãnh liệt hơn.

“Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình có thể hát.” – một cô người mẫu nói.

“Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy là mình không vô dụng.” – một người bị đánh giá thất bại cho hay.

“Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy những điều họ nói CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI TÔI CẢ.” – một người suốt ngày bị chỉ trích tiết lộ.

Trong cuộc sống, tất cả những người bị đánh giá thấp đều có khao khát mãnh liệt được chứng tỏ. Họ muốn làm những kẻ từng chê bai bẽ mặt, những người từng coi thường phải tôn kính. Họ muốn cho cả thế giới này biết mình là một thứ tài nguyên vô giá, không phải rác rưởi lề đường.

4) Học sinh dốt biết việc học không dừng lại sau khi tốt nghiệp

Học sinh dốt học nhiều từ “trường đời”, họ biết thứ kiến thức đó không bao giờ là đủ, ngay cả khi ai đó tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sĩ.

Còn học sinh giỏi cứ nghĩ mình đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ rồi. Đã thuộc hạng Elite của xã hội rồi, thế nên chẳng phải học.

Thực tế thì người học giỏi chỉ muốn học từ giáo sư, tiến sĩ, người có bằng cấp cao hơn mình. Chứ họ rất lười học từ những người trình độ kém hơn, hay cho rằng học dốt hơn mình.

Thế nhưng, để thành công được thì kiến thức có thể ở bất kỳ đâu. Một người bán vé số có thể dạy bạn về cách bán hàng, một người ăn xin có thể dạy bạn về cách thuyết phục, một người gánh hàng rong có thể dạy bạn về sự linh hoạt trong cuộc sống. Người học dốt hiểu điều đó, vì thế họ tận dụng cơ hội mở mang đầu óc mọi lúc, mọi nơi.

Kiến thức trong trường học không làm nên thành công cho người học giỏi. Nhưng kiến thức ngoài xã hội lại là bí quyết thành công của người học dốt.

Tuy nhiên, phải khẳng định lại, bài viết không cổ xúy cho việc “Hãy cứ học dốt đi rồi thành công sẽ đến”. Con người hơn nhau ở ý chí, sự phấn đấu. Chứ không phải ở cái danh hiệu “học giỏi” hay “học dốt” mà thầy cô giáo ban tặng.

Nguồn: XE VÀ THỂ THAO 
 
https://xevathethao.vn/uncategorized/nguoi-hoc-dot-van-giau-hoc-gioi-thuong-lam-thue-hoa-ra-chi-vi-1-thu-nay.html

Tin khác

Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Cách làm món trứng hấp đậu phụ, thịt băm ngon quắt tai:
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Miếng dưa giòn đậm đà vị mắm, ngọt ngọt vị đường cùng với vị cay của ớt khiến chúng ta ăn mãi vẫn không chán.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Để có một đĩa miến xào ngon miệng và bắt mắt thì việc tưởng chừng đơn giản lại ít ai biết cách thực hiện được. Với những hướng dẫn cụ thể sau đây, món miến xào của bạn chắc chắn sẽ ngon và lại không bị dính, trông càng thêm hấp dẫn đấy! Tham khảo ngay nhé!
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Nước chấm được ví như linh hồn mang đến vị ngon trọn vẹn cho mỗi món ăn. Dưới đây là 12 công thức pha nước chấm tuyệt ngon dành riêng cho mỗi món ăn mà bà nội trợ nào cũng nên biết.
Tâm sự cuộc sống 4 năm trước
Có ai nghiện mít giống em không, chồng con chả ai ham nên lần nào cũng mua mấy cân về ăn một mình. Mít đang vào mùa vừa giòn ngọt lại rẻ, thế mà chẳng dám ăn nhiều vì sợ nóng các mẹ ạ. Số em toàn mê của độc, nhiều khi thèm cũng chẳng dám mua cũng vì sợ hại sức khỏe, rồi lại nổi mụn, xấu xí, già nua.